Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người mắc dịch bệnh COVD-19 phải làm gì?

Kim Thành

Chủ nhật, 20/02/2022 - 10:02

(Thanh tra) - Thời gian gần đây, mỗi ngày Hải Phòng đều có trên 1 nghìn ca nhiễm COVID. Nhiều người dân tự tiến hành xét nghiệm phát hiện bệnh và điều trị tại nhà.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng Nguyễn Quang Chính phát biểu. Ảnh: KT

Trước tình hình trên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng Nguyễn Quang Chính cho biết, các trường hợp nên thực hiện test nhanh COVID-19, bao gồm:

Hiện tại, việc sử dụng test nhanh chỉ dùng khi cần thiết cho chẩn đoán, kết thúc cách ly, điều trị. Như vậy, một trường hợp F0, F1 chỉ cần dùng 2 lần xét nghiệm vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 để xác định ban đầu và kết thúc điều trị, cách ly.

Xét nghiệm PCR chính xác hơn, nhưng thời gian để có kết quả thường lâu, cần sự tham gia của cán bộ y tế, chi phí đắt hơn do liên quan đến máy hóa chất sinh phẩm, trong khi test nhanh kháng nguyên VR SARS-Cov-2 cũng cho kết quả khá chính xác, thời gian nhanh, đặc biệt người dân có thể tự làm tại nhà...

Nếu có kết quả test nhanh dương tính, một số trường hợp người bệnh cần tiến hành xét nghiệm RT-PCR, nhằm khẳng định chính xác.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, xét nghiệm PCR và test nhanh đều có giá trị chẩn đoán tình trạng nhiễm SARS-CoV-2, nên khi cộng đồng có nhiều ca bệnh như hiện nay, chúng ta có thể sử dụng test nhanh để phát hiện bệnh.

Nhưng test nhanh không phải là tất cả; phải có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc nguồn lây, vùng dịch tễ, triệu chứng… thì làm test nhanh mới cho giá trị và kết quả chính xác, còn nếu đang bình thường, không có yếu tố dịch tễ, xét nghiệm nhiều lần sẽ lãng phí.

Test nhanh phải phối hợp với các yếu tố trên thì mới sử dụng và cho kết quả có giá trị. Không được lạm dụng vì gây tốn kém cho cá nhân, gia đình và xã hội; gây rác thải nhựa, tạo nguồn lây bệnh ra môi trường. Việc sử dụng nhiều, nhu cầu xã hội tăng cao, làm giới đầu cơ buôn bán tăng giá thành, tạo cơn sốt thị trường, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng được trà trộn vào thị trường.

Trường hợp khi test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần khai báo y tế với trạm y tế, thông tin đến người tiếp xúc gần trong 2 ngày qua. Trường hợp chưa khẳng định mắc COVID-19, thì cần lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Trong khi chờ cơ quan y tế địa phương cử cán bộ để tiếp cận, F0 không tự đến các bệnh viện, nơi công cộng nơi làm việc… do có thể gây lây nhiễm bệnh trên diện rộng và tại cơ sở y tế.

Tham khảo các hướng dẫn cho F0 tại nhà để chăm sóc, giảm tâm lý hoang mang, lo lắng cho người bệnh trong khi chờ cơ quan y tế.

Nếu F0 nhẹ, không có triệu chứng, đều được cách ly điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động.

Nếu có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng, trẻ em thở bất thường, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít khi hít vào, SpO2 (chỉ số nồng độ oxy trong máu) dưới 95%, người thân cần liên hệ lại ngay trạm y tế hoặc trung tâm y tế nơi gần nhất.

Tại gia đình nên có vài chai nước muối và một chai thuốc súc họng dùng súc họng nhiều lần trong ngày; chuẩn bị thuốc trị cảm cúm, vitamin C; cồn 70 độ nhằm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc trong phòng. Sử dụng thuốc thông thường điều trị triệu chứng bệnh như ho, hắt hơi, sốt, đau nhức cơ thể…

Khi cách ly tại nhà, hãy mở cửa sổ để nhà thông thoáng, tự lắng nghe và theo dõi cơ thể bằng cách đếm mạch, đo nhiệt độ, đo SPO2 (nếu có máy), chú ý các triệu chứng sốt, ho, cảm giác thở khó... nên uống nhiều nước hoa quả, tập vận động trong nhà, đứng trước cửa sổ tập thở như hít thật sâu, thở ra chậm.

Các thuốc điều trị có thể là các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc bổ, nâng cao thể trạng; nhưng đáng lưu ý nhất là thuốc kháng virus, đây là thuốc cần được bác sĩ khám chỉ định, kê đơn, dùng thuốc theo hướng dẫn và theo dõi diễn biến bệnh và bất thường khi dùng thuốc.

Việc tự mua, tự dùng thuốc, tiếp tay cho thuốc giả thuốc lậu, kém chất lượng; việc dung đôi khi lợi bất cập hại, khi ta tin người bán, nhưng người bán chưa chắc đã biết rõ nguồn gốc của thuốc; giá cả lại đắt.

Khi mắc COVID mà không khai báo, bệnh nhân sẽ không được quản lý điều trị; ngành Y tế và chính quyền không nắm bắt được diễn biến dịch bệnh sẽ rất khó cho điều chỉnh, biện pháp xử lý, triển khai giải pháp. Làm dịch bệnh lây lan do giấu bệnh, khi nặng mới khai báo, đi cấp cứu thì đã muộn.

Trong khi nếu được khám, tư vấn quản lý, thậm chí cấp thuốc, việc kiểm soát sức khỏe, tình hình dịch bệnh sẽ tốt hơn cho cá nhân các gia đình, cho ngành Y tế và chính quyền các cấp.

Trẻ em dưới 12 tuổi phần lớn mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (5%).

Trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi (sắp tới sẽ tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi) phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.

Khuyến cáo việc theo dõi điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức nhẹ tại nhà: Nằm phòng riêng

- Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C. Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ

+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược

+ Uống nhiều nước

+ Đảm bảo dinh dưỡng, bú mẹ, ăn đầy đủ

+ Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng

+ Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn)

- Theo dõi:

+   Đo nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+   Đo Sp02 tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc thấy trẻ mệt,thở nhanh/ khó thở

Không tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc kháng virus, các loại kháng sinh, thuốc cần khám và kê đơn…

- Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (số điện thoại của trạm y tế, trạm y tế lưu động hoặc tổ cấp cứu lưu động của quận, huyện).

- Tất cả thành viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.

Ông Nguyễn Quang Chính cho biết thêm, người đã mắc COVID-19 rồi có thể tái mắc COVID-19, vì việc tiêm vắc xin và hệ miễn dịch sau nhiễm bệnh không bền vững, do vậy khi mắc rồi có thể tái phát bệnh  hoặc mắc bệnh lần thứ 2, thứ 3 do các biến chủng VR.

Cho nên, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dù bị hay chưa bị COVID 19 vẫn là 5K + vắc xin + ý thức tuân thủ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm