Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 10/04/2019 - 18:51
(Thanh tra) - Thông tin lô tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản do có chất phụ gia axit benzoic cấm lưu hành tại Nhật, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Việt Nam những ngày qua.
Axit benzoic là phụ gia thực phẩm
Không riêng gì tương ớt (chili sauce), rất nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa benzoic acid mà người dân trên toàn thế giới đang sử dụng, điều quan trọng là hàm lượng cho phép của benzoic acid trong mỗi loại thực phẩm là như thế nào?
Tại Hoa Kỳ, FDA khuyến cáo hàm lượng benzoic acid cho phép chiếm 0,05 - 0,1% chế độ ăn hàng ngày.
Tại châu Á, không riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... nhiều loại thực phẩm bao gồm cả tương ớt cũng có benzoic acid với hàm lượng trong giới hạn cho phép.
Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện và cho thấy với hàm lượng benzoic acid trong các loại thực phẩm ở giới hạn cho phép là an toàn với người tiêu dùng.
Đầu tiên phải khẳng định, Nhật là một trong những nước coi trọng sức khoẻ bậc nhất thế giới. Thể hiện là người dân Nhật có tuổi thọ trung bình thuộc hàng top và sức khoẻ của họ cũng thuộc hàng đầu. Họ quan tâm đến sức khoẻ ở một mức độ yêu cầu cao và khắt khe. Nên khi một sản phẩm bị dính chất phụ gia nằm trong danh sách chất cấm theo quy định riêng của họ là bị thu hồi ngay.
Tuy nhiên, xét về tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thì chất axit benzoic bị coi là chất cấm ở Nhật vẫn có thể sử dụng trong giới hạn (tức là với lượng nào đó) sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trong suốt cuộc đời.
Theo tiêu chuẩn cho phép của WHO và đối chiếu với hàm lượng chất axit benzoic có trong tương ớt Chin-su có thể tính toán ra một người có trọng lượng 50kg có thể ăn khoảng 0,5 kg (nửa kg tương ớt)/ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuỳ theo trọng lượng mỗi người để tính ra số lượng tương ớt có thể dùng mà vẫn trong ngưỡng an toàn.
Trao đổi với Báo Thanh tra, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết: Tính đến thời điểm này Cục chưa nhận được thông tin chính thức của cơ quan quản lý về ATTP của Nhật Bản cũng như từ Mạng lưới Cơ quan ATTP quốc tế (INFOSAN) về việc sản phẩm tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản cũng như nguyên nhân bị thu hồi. Tuy nhiên, qua kênh thông tin phản ánh từ các cơ quan báo chí, nguyên nhân thu hồi do sản phẩm đó có chất bảo quản là axit benzoic.
Axit benzoic là phụ gia thực phẩm (chống nấm mốc) được Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) cho phép sử dụng mà Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Codex.
Quy định của Codex hướng dẫn chung cho các thành viên Codex (gồm 189 nước), trong đó có Việt Nam thì axit benzoic (INS 210) và axit sorbic (INS 200) được phép sử dụng trong thực phẩm trong đó có tương ớt.
Theo Bộ Y tế Việt Nam quy định tại Thông tư số 27/2012/TT - BYT ngày 30/11/2012 về việc hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm và Thông tư số 08/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm được phép sử dụng axit benzoic (INS 210) và axit sorbic (INS 200) với hàm lượng tối đa 1.000mg/kg sản phẩm tương ớt.
Do đó, không loại trừ việc một chất được chấp nhận tại quốc gia này nhưng không chấp nhận ở quốc gia khác; và ngay cả khi cùng cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng tại mỗi nước có thể quy định khác nhau về hàm lượng sử dụng hoặc đối tượng sử dụng. Do đó, khi cơ quan quản lý thực phẩm quyết định thu hồi thì có thể do việc sử dụng chất đó không phù hợp tại quốc gia đó.
Nhật Bản không cho dùng axit benzoic trong tương ớt nhưng cho dùng axit benzoic trong các sản phẩm khác ví dụ nước tương, bơ thực vật, đồ uống không cồn...
Bà Nga khuyến cáo khi sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất chế biến thực phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau: sử dụng đúng loại phụ gia thực phẩm trong danh mục, đúng đối tượng, đúng hàm lượng theo quy định của Bộ Y tế. Các phụ gia thực phẩm phải đảm báo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thời hạn sử dụng và phải đáp ứng yếu cầu về an toàn theo quy định tại các quy chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Theo một chuyên gia Viện Dinh dưỡng, tương ớt không phải là thực phẩm dùng nhiều và thường xuyên hàng ngày mà chỉ dùng như một thứ gia vị dùng tùy theo món. Ví dụ chỉ khi ăn phở, hay món nướng, khô mực mới phải dùng tới. Người 50kg ngày có khi ăn không tới nửa kg cơm chứ nói gì nửa kg tương ớt nên cơ bản không phải lo.
Tại sao Nhật Bản lại thu hồi?
Như nội dung trên, tiêu chuẩn ở Nhật rất cao tương xứng với mức sống và tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nên chuyện Nhật yêu cầu hơn hẳn mức WHO đặt ra (mức cơ bản chung của thế giới) là chuyện bình thường.
Ngoài Nhật còn có các nước khu vực Bắc Âu cũng có nhiều quy định ngặt nghèo. Thế nên rất hiếm sản phẩm "Made in Việt Nam" dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản vẫn không thể vào các thị trường rất khó tính này.
Không chỉ có trong lĩnh vực thực phẩm F&B mà còn những lĩnh vực khác có liên quan đến sức khoẻ con người, ở một số nước phát triển cũng đưa ra quy định riêng cao hơn nhiều so với mức cho phép theo tiêu chuẩn chung của thế giới.
Liên quan đến thông tin về việc Công ty Javis Co., Ltd (Osaka, Nhật Bản) có lô hàng khoảng 18.000 chai tương ớt do chứa chất cấm bị thu hồi, thông cáo báo chí phát đi của Cty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Việt Nam) - đơn vị sản xuất tương ớt cho biết, tất cả các sản phẩm của Masan sản xuất và phân phối đều tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước nhập khẩu về ATTP, bao gồm cả các quy định về ghi nhãn, thành phần và sử dụng phụ gia.
“Hiện nay, chúng tôi chỉ chính thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tương ớt Chin-su sang các thị trường Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)” - thông tin từ Masan cho hay.
Mỗi nước xây dựng tiêu chuẩn khác nhau để sao phù hợp với luật quốc tế cũng như nội đia. Bên Nhật họ cho sử dụng chất nisin trong khi Việt Nam thì lại không cho nên việc acid benzoic có bị phía Nhật họ cấm trong tương ớt là bình thường. Không thể lấy tiêu chuẩn Nhật áp dụng cho tiêu chuẩn của Việt Nam.
P. Thúy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân