Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/10/2014 - 21:34
(Thanh tra) - Ngày 20/10, Bộ Y tế đã họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh do virus Ebola gây ra trên thế giới và phổ biến các hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở Việt Nam.
Toàn cảnh buổi họp Ban Chỉ đao phòng, chống dịch Ebola ngày 20/10. Ảnh: Phương Anh
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình hình dịch bệnh do virus Ebola hiện nay diễn biến rất phức tạp, số trường hợp tử vong tiếp tục gia tăng. Tính đến hết ngày 17/10 đã ghi nhận 9/284 trường hợp mắc, trong đó có 4.604 người tử vong tại 8 quốc gia.
Trong 3 tuần qua số người mắc bệnh mới và tử vong tăng gần gấp đôi, đặc biệt tại 3 quốc gia: Guinea, Liberia, Sierra Leone đã ghi nhận sự lan truyền bệnh sang các quốc gia ngoài khu vực châu Phi. Cụ thể, tại Mỹ ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh; Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp.
Trước diễn biến của dịch bệnh Ebola hết sức phức tạp, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Ebola không để lây truyền vào nước ta. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành chủ động triển khai nhiều hoạt động.
Cụ thể, ngày 13/10, Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (EOC) đã phối hợp cùng WHO, USCDC, FAO và các chuyên gia, đại diện của các đơn vị trong ngành Y tế tổ chức họp khẩn để phân tích diễn biến tình hình dịch bệnh và đề xuất các phương pháp ứng phó với dịch bệnh.
Ngày 17/10, Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam đã tổ chức cuộc họp với Bộ Y tế để chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống và ứng phó với dịch Ebola ở Việt Nam.
Ngày 19/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân Ebola tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Cùng ngày, Thứ trưởng đã chủ trì họp Văn phòng EOC để ra soát công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với phòng, chống Ebola tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh cấp quốc gia phòng chống dịch bệnh tại 4 khu vực: Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên để đáp ứng và chỉ đạo kịp thời trong trường hợp ghi nhận ca nghi ngờ Ebola. Xây dựng đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch ở tuyến tỉnh, huyện, trong đó mỗi tỉnh có ít nhất một đội do Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn.
Ngay trong tháng 10, Bộ Y tế tổ chức diễn tập phòng, chống bệnh Ebola tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM về cách ly, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Ebola.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM phối hợp với các phòng xét nghiệm chuẩn của WHO để gửi mẫu xét nghiệm khẳng định khi cần thiết; thiết lập đường dây nóng để tư vấn về kỹ thuật cho các cán bộ y tế trong phòng dịch bệnh Ebola trên phạm vi toàn quốc.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh cùng với hoạt động đào tạo, tập huấn cần chỉ đạo 3 bệnh viện trên diễn tập ở quy mô bệnh viện với các tình huống khác nhau. Các cửa khẩu cần nâng cao cảnh giác; thực hiện nghiêm việc lấy tờ khai y tế, kiểm tra thân nhiệt của hành khách nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để ngăn chặn dịch Ebola vào Việt Nam, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh Việt Nam từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày. Duy trì khai báo y tế đối với khách nhập cảnh đến từ vùng có dịch bệnh Ebola. Trường hợp dịch bệnh Ebola gia tăng số lượng và số quốc gia có ca bệnh sẽ triển khai áp dụng khai báo y tế thêm đối với các quốc gia mới. Sử dụng máy theo dõi nhiệt độ từ xa để kiểm tra tất cả các khách nhập cảnh; Trường hợp phát hiện hành khách sốt có yếu tố dịch tễ và các triệu chứng khác của bệnh Ebola cần cách ly kịp thời theo quy định; Đối với hành khách sốt nhưng không có các yếu tố khác kèm theo sẽ thực hiện, xử lý theo đúng quy trình kiểm dịch y tế.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với công an cửa khẩu, bộ đội biên phòng để sàng lọc và lập danh sách tất cả khách nhập cảnh từ vùng có dịch bệnh Ebola. Giám sát tại cộng đồng nơi lưu trú đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch chưa qua 21 ngày.Theo dõi giám sát sức khỏe những người tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc Ebola (nếu có).
Về công tác hậu cần chống dịch, tiếp tục rà soát các trang thiết bị, vật tư, hóa chất dự trữ phòng, chống dịch, trang bị phòng hộ cá nhân để có kế hoạch bổ sung kịp thời. Xây dựng kế hoạch hậu cần, kinh phí phục vụ cho việc đáp ứng phòng chống dịch bệnh Ebola. Bố trí kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola, ưu tiên mua trang thiết bị phòng hộ cá nhân, tập huấn, diễn tập, truyền thông, lồng khử trùng. Trước mắt sử dụng kinh phí có sẵn của Bộ Y tế đã được cấp, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp kéo dài có thể đề xuất Chính phủ cấp bổ sung.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - "Đến hẹn lại lên", vào dịp cuối năm, giáp Tết, nhu cầu tiêu thụ rượu, thực phẩm lại tăng cao... Tuy nhiên, kéo theo đó, số lượng bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng rượu cũng có xu hướng gia tăng.
Phương Anh
(Thanh tra) - Chiều ngày 5/1/2025, Bộ Y tế đã thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
Phương Anh
Chu Tuấn
Hải Hà
Trần Kiên
TC
Hương Giang
Minh Tân
Chính Bình
Phương Anh
Hải Hà
Thu Huyền
Phương Anh
Trọng Tài
PV
Nguyễn Điểm