Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/08/2014 - 06:08
(Thanh tra) - Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch Hành động Phòng, chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Internet
Theo kế hoạh này, Bộ Y tế dự kiến 3 tình huống để ứng phó với dịch bệnh.
Tình huống 1 khi chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Trong tình huống này, công tác giám sát phát hiện tại cửa khẩu được tăng cường, thực hiện kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại khu vực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào Việt Nam. Giai đoạn này cũng bắt đầu thực hiện tờ khai y tế bắt buộc với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch.
Tình huống 2 khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực, hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Theo đó, ngay sau khi có ca bệnh xâm nhập, ngoài việc giám sát phát hiện tại cửa khẩu, cần tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc vi rút Ebola có yếu tố dịch tễ liên quan, theo dõi sức người có tiếp xúc với người bệnh trong vòng 21 ngày. Trong điều trị sẽ thực hiện nghiên ngặt cách ly với bệnh lý nguy hiểm nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây lan và sẽ điều trị bệnh nhân tại tuyến cao nhất để hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
Tình huống 3 là khi dịch lây lan trong cộng đồng cần phải phản ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng. Lúc này, việc quan trọng là tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc với toàn bộ người dân trong khu ổ dịch. Về điều trị sẽ phân tuyến, triển khai bệnh nhân để giảm tải bệnh viện tuyến cuối. Các bệnh viện cũng cần chủ động kế hoạch mở rộng thu dụng, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi... thì nên đến cơ sở y tế kịp thời.
Nguồn lây truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả; ngoài ra còn có tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương… Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Ebola giống với triệu chứng của nhiều bệnh. Vì thế, yếu tố dịch tễ cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện, khoanh vùng ổ dịch. Ví như khi có người vừa từ châu Phi về trong vòng 21 ngày mà có triệu chứng thì mình phải chỉ điểm ngay, hai là cũng có triệu chứng đó nhưng đang nằm ở cộng đồng thì mình phải khai thác các yếu tố dịch tễ, có tiếp xúc với người mới trở về từ châu Phi...
Ngành Y tế khuyến cáo với hành khách trở về từ vùng dịch cần có sự hợp tác chặt chẽ cùng cán bộ y tế. Theo đó, ngoài khai tờ khai y tế, mọi người cũng cần tự theo dõi sức khỏe của mình khi trở về nhà. Nếu có biểu hiện gì bất thường trong 21 ngày trở về từ vùng dịch, cần liên hệ theo số điện thoại trên tờ khai được phát để được hướng dẫn.
Người có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi... thì nên đến cơ sở y tế kịp thời. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Ngành Y tế sẽ tiếp tục khai thác hành khách tiếp xúc với những ai để lên danh sách theo dõi.
Theo số liệu mới nhất về tình hình dịch bệnh này được Bộ Y tế công bố, từ ngày 2 - 4/8 đã ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới, trong đó 45 trường hợp tử vong. Cụ thể, Guinea có 10 ca mắc, 5 ca tử vong, Liberia (48 mắc, 27 tử vong), Nigeria(5 mắc), Sierra Leone (45 mắc, 13 tử vong). Như vậy, tính từ cuối năm 2013 đến 4/8/2014, thế giới đã ghi nhận 1.711 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi. Nước có số ca tử vong lớn nhất là Guinea với 363 trường hợp; kế đến là Sierra Leone (286 trường hợp), Liberia (282 tử trường hợp), Nigeria có 1 trường hợp. Điều đáng lo ngại là hiện đã có trên 100 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga