Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Tân
Chủ nhật, 10/09/2023 - 10:45
(Thanh tra) - Sau những nội dung của Kết luận thanh tra (KLTT) số 1782/KL-TTCP ngày 4/8/2023 của Thanh tra Chính phủ (TTCP), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo giao Thanh tra tỉnh chủ trì cùng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung mà KLTT đã nêu.
Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Minh Tân
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, sau khi TTCP công bố KLTT số 1782/KL-TTCP ngày 4/8/2023 về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cung cấp cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn, ngày 6/9, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Văn bản số 4508/UBND-KT gửi Thanh tra tỉnh Quảng Trị về việc tham mưu kế hoạch tổ chức thực hiện KLTT.
Trong đó, thực hiện ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 6366/VPCP-V.I ngày 18/8/2023 của Văn phòng Chính phủ và KLTT của TTCP, UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện KLTT nêu trên theo đúng quy định đồng thời, hoàn thành trước ngày 15/9/2023.
Còn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 29/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan nhằm tổ chức triển khai các nội dung KLTT số 1782 của TTCP. Trong đó, giao Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, đề xuất các nội dung triển khai, trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan nêu trong KLTT có báo cáo, khắc phục những tồn tại.
Ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, theo nhiệm vụ được giao và qua nghiên cứu nội dung kết luận nêu trên của TTCP, ngày 6/9, Sở TN&MT đã thực hiện việc cung cấp thông tin và đề xuất nội dung có liên quan đến việc xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nêu trong KLTT đến Thanh tra tỉnh.
Đối với nội dung kiến nghị của TTCP về việc xử lý dứt điểm khối lượng khai thác tồn kho tại mỏ đá Khe Phèn (xã Hương Thọ, TP Huế) của Cty TNHH Coxano Hương Thọ, đại diện Sở TN&MT cho biết, đã báo cáo nội dung này lên UBND tỉnh. Đối với lượng còn tồn kho không cung cấp hết cho dự án Cam Lộ - La Sơn là khoảng 20.000m3 đá thành phẩm các loại, Sở TN&MT đề xuất UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép phục vụ cung cấp cho công trình nâng cấp hoàn trả các tuyến đường công vụ tại địa phương và các công trình phụ trợ thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Theo Sở TN&MT, qua quá trình triển khai các nội dung quy định về khoáng sản, cơ chế đặc thù được Chính phủ ban hành liên quan đến dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Đồng thời, công tác phối hợp với chủ đầu tư dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông (đoạn Cam Lộ - La Sơn), vẫn còn một số nội dung vướng mắc cần tháo gỡ.
Trong đó, đối với công tác phối hợp trong giai đoạn khảo sát, thiết kế dự án đề nghị đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế và chủ đầu tư phối hợp tốt hơn nữa với địa phương. Từ đó, nhằm xác định rõ nhu cầu, vị trí các mỏ khoáng sản phù hợp để bổ sung quy hoạch khoáng sản, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, các nội dung về đất đai, giải phóng mặt bằng và vấn đề về môi trường (tuyến đường, bãi thải, bãi tập kết...).
Sở TN&MT Thừa Thiên Huế cũng đề nghị đơn vị khảo sát, thiết kế đề xuất giải pháp xử lý kỹ thuật phối trộn đối với vật liệu sẵn có tại công trình nhằm đảm bảo chỉ tiêu đắp nền giảm lãng phí sử dụng vật liệu tại chỗ, hạn chế quy hoạch mỏ đất đắp nền không cần thiết.
Cũng theo đại diện Sở TN&MT, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc cấp phép các mỏ vật liệu chưa kịp thời cung cấp cho dự án chủ yếu do có sự chồng chéo, vướng mắc trong áp dụng quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai và đầu tư. Điều này dẫn đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản mất rất nhiều thời gian. Đơn cử, trong trường hợp nhà đầu tư không thoả thuận được với chủ sử dụng đất thì không thể có nguồn vật liệu san lấp để cung cấp kịp thời cho các dự án giao thông quan trọng của quốc gia cũng như của địa phương;
Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 và Nghị quyết 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ có xác định cơ chế đặc thù. Tuy vậy, trình tự, thủ tục hành chính đối với việc thăm dò, đánh giá trữ lượng, đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác khoáng sản và thủ tục hành chính về đất đai, như: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất... vẫn áp dụng theo quy định thông thường. Từ đó, dẫn đến mất nhiều thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính đối với các mỏ đất được cấp phép theo cơ chế đặc thù.
Vì vậy, với quy mô dự án được Quốc hội thông qua (như đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông), Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất cơ quan Trung ương ban hành cơ chế chính sách đặc thù, cụ thể hơn đối với việc quy hoạch, cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để cung cấp cho công trình trọng điểm như trên. Qua đó, giảm thời gian xử lý hồ sơ, thành phần hồ sơ như quy định pháp luật về khoáng sản hiện hành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, UBND tỉnh An Giang ban hành kế hoạch về việc tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 1522/KL-TTCP ngày 06/7/2023 của Thanh tra Chính phủ và Thông báo số 714-TB/UBKTTW ngày 31/7/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
(Thanh tra) - Ngày 20/11, Công an tỉnh An Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (sinh năm 1991), Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt để điều tra về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cảnh Nhật
17:05 20/11/2024Bùi Bình
07:00 19/11/2024N. Phó - L. Bằng
16:26 18/11/2024Trần Quý
15:27 15/11/2024Lê Hữu Chính
22:01 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương