Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 6 Uỷ viên Bộ Chính trị trúng cử Trung ương khoá XIII

Hương Giang

Thứ bảy, 30/01/2021 - 23:13

(Thanh tra) – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và 6 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đã trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Q.Hiếu

Theo danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII do Đại hội bầu ngoài Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 6 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII đã trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới gồm:

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.

1. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Sinh năm 1944, quê TP Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có trình độ cao cấp lý luận chính trị; Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); Ngữ văn.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII. Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Từ 2011 đến tháng1/2016, ông giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Quân uỷ Trung ương.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Tháng 10/2018, tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa XIV, ông được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Trong quá trình công tác, ông đã giữ các chức vụ Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV; Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV…

2. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, quê tỉnh Quảng Nam. Ông có trình độ cao cấp lý luận chính trị; cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Năm 2016, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá XIII, ông được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông tiếp tục được tín nhiệm bầu tái cử giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giữa các chức vụ: Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam khoá XIX, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.

3. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính

Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958, quê tỉnh Thanh Hoá, trình độ cao cấp lý luận chính trị; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 2/2016, ông được Bộ Chính trị quyết định phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Trong quá trình công tác, ông Phạm Minh Chính từng kinh qua các chức vụ: Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an); Thứ trưởng Bộ Công an; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Năm 2015, ông được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương…

4. Bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê tỉnh Nghệ An, có trình độ cao cấp lý luận chính trị, Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế.

Bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Từ tháng 1/2016 đến 4/2016, ông Vương Đình Huệ là Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội tín nhiệm bầu, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 7/2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông tiếp tục được Quốc hội tín nhiệm bầu tái cử; Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đến tháng 2/2020, ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội

Trong quá trình công tác, ông Vương Đình Huệ từng kinh qua các chức vụ: Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

5. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng

Sinh năm 1970, quê quán tỉnh Vĩnh Long, ông Võ Văn Thưởng có trình độ cao cấp lý luận chính trị, Thạc sĩ Triết học.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; Bí thư Trung ương Đảng XII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Võ Văn Thưởng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

Đến tháng 2/2016, ông Võ Văn Thưởng được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong quá trình công tác, ông Võ Văn Thưởng từng kinh qua các chức vụ: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh…

7. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai

Bà Trương Thị Mai, sinh năm 1958, quê tỉnh Quảng Bình, trình độ cử nhân lý luận chính trị; Thạc sĩ Hành chính công, Cử nhân Sử, Cử nhân Luật.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII, XIII, XIV.

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà Trương Thị Mai được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

Đến tháng 2/2016, bà được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Quá trình công tác, bà Trương Thị Mai còn kinh qua các chức vụ: Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội…

7. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Sinh năm 1959, quê Nam Định, ông Phạm Bình Minh có trình độ cao cấp lý luận chính trị, Thạc sĩ Luật pháp và Ngoại giao.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 11/2013, tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội tín nhiệm bầu, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016, ông Phạm Bình Minh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

Đến tháng 7/2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội tín nhiệm bầu tái cử; Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ngoài ra, ông từng kinh qua các chức vụ: Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao…

8. Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Ông Tô Lâm, sinh năm 1957, quê tỉnh Hưng Yên. Ông có trình độ cao cấp lý luận chính trị, Giáo sư, Tiến sĩ Luật học.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Tô Lâm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Đến tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Tiếp đó, ông được bổ nhiệm kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tháng 7/2016, ông Tô Lâm được Bộ Chính trị phân công kiêm nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Đến tháng 1/2019 thì được phong quân hàm Đại tướng.

Quá trình công tác, ông từng kinh qua các chức vụ: Tổng Cục trưởng Tổng Cục Anh ninh I (Bộ Công an); Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 9/2014 được phong quân hàm Thượng tướng…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

Chuẩn bị “từ sớm”, “từ xa” các phương án tiếp công dân để phục vụ Đại hội Đảng các cấp

(Thanh tra) - Trong thời gian qua, các địa phương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KNTC) phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”; đồng thời, triển khai các kế hoạch tiếp công dân (TCD) nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.

Thái Hải

08:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm