Theo dõi Báo Thanh tra trên
Anh Minh
Thứ bảy, 03/08/2024 - 09:21
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, Tây Nguyên cần có cơ chế đặc thù để phát triển bền vững, đẩy mạnh phân cấp; quan tâm công tác dân tộc, cán bộ người dân tộc, người làm công tác dân tộc; quản lý chặt chẽ rừng và để người quản lý bảo vệ rừng gắn bó được với rừng; đồng bộ quy hoạch đúng định hướng để phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với các tỉnh Tây Nguyên ngày 2/8. Ảnh: TH
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia 7 tháng đầu năm 2024 và Nghị quyết 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV tại vùng Tây Nguyên.
Ngày 2/8, tại Đắk Lắk, đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, lâm sản, năng lượng tái tạo; khai thác, chế biến bauxite, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được các tỉnh Tây Nguyên phát huy như tiềm năng, lợi thế rừng chưa được khai thác, phát huy để người dân sống và làm giàu từ rừng; chất lượng chăm sóc y tế còn nhiều bất cập, công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, kết nối hạ tầng chưa đồng bộ…
Tại hội nghị, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và nghị quyết đại hội Đảng bộ các tỉnh.
Cụ thể, các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều vướng mắc trong vấn đề quy hoạch bauxite đang cản trở việc triển khai dự án đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia.
Các tỉnh Tây Nguyên đề nghị Trung ương xây dựng chính sách phù hợp với đặc thù, văn hóa xã hội và tự nhiên của khu vực, gắn với nguồn lực thực hiện, bố trí nguồn lực. Bên cạnh đó, tiến hành tổng rà soát đánh giá thực sự về rừng, để xác định rõ thực trạng rừng, làm cơ sở chuyển đổi giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng kiến nghị Trung ương phân cấp cho địa phương trong việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch địa phương, thẩm định dự án phát triển kinh tế; quan tâm đầu tư bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực phát triển bền vững...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định những ý kiến tại hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng có cơ sở xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đồng thời biểu dương những nỗ lực cố gắng của các tỉnh Tây Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhìn nhận những khó khăn của Tây Nguyên trong thu hút đầu tư ngoài ngân sách, tiềm năng nhiều nhưng chính sách khai thác tiềm năng chưa hiệu quả. Tây Nguyên cần có sự ưu tiên nhất định.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Tây Nguyên cần có cơ chế đặc thù để phát triển bền vững, đẩy mạnh phân cấp; quan tâm công tác dân tộc, cán bộ người dân tộc, người làm công tác dân tộc; quản lý chặt chẽ rừng và để người quản lý bảo vệ rừng gắn bó được với rừng; đồng bộ quy hoạch đúng định hướng để phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia làm việc với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia 7 tháng đầu năm 2024 và Nghị quyết 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV tại vùng Tây Nguyên.
Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nguyên đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ trong quá trình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết 111/2024/QH15.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các tỉnh Tây Nguyên liên quan đến lĩnh vực kế hoạch-tài chính và thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 111/2024 về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hàng năm, cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025; khó khăn liên quan đến thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan tổng hợp khó khăn vướng mắc, giải trình và có các giải pháp tháo gỡ cho các tỉnh Tây Nguyên trình chính phủ xem xét và có hướng chỉ đạo kịp thời, phù hợp ngay trong tháng 8 này.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải ngân nguồn vốn sự nghiệp của 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt, mới chỉ giải ngân 30%, những tháng còn lại của năm 2024, Tây nguyên phải tháo gỡ những khó khăn, nỗ lực thực hiện giải ngân 70% còn lại.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa) đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024.
Văn Thanh
12:08 21/11/2024(Thanh tra) - Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/2/1947 đã căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, Bác khẳng định: “Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”.
Trần Lê
19:31 20/11/2024Trọng Tài
18:50 19/11/2024Văn Thanh
20:24 18/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên