Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/05/2020 - 06:35
(Thanh tra)- Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành Du lịch rơi vào tình trạng đóng băng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch và không ghi nhận thêm ca mắc bệnh mới, ngành Du lịch đang xây dựng giải pháp, tìm cơ hội phục hồi sau dịch.
Phát triển du lịch trong nước là "cứu cánh" cho ngành Du lịch sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Thái Hải
3 xu hướng được lựa chọn
Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới. Cụ thể, du lịch nội địa phải mất chừng 2-3 tháng mới phục hồi, du lịch quốc tế mất ít nhất 6 tháng, thậm chí là hàng năm.
Các kịch bản có thể xảy ra là phục hồi dần nhưng chậm từ tháng 6 đến cuối năm hoặc thậm chí chỉ có thể phục hồi từ cuối năm nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến quý 3. Các dự báo quốc tế cũng cho thấy, để thị trường du lịch toàn thế giới phục hồi hoàn toàn cần tối thiểu một năm.
Việc này phụ thuộc rất nhiều vào những diễn biến tiếp theo của dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia cũng như thời điểm dịch bệnh chính thức chấm dứt trên toàn cầu.
Theo Báo cáo "Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam" vừa mới được công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn giải pháp toàn diện quản lý - phát triển hệ sinh thái điểm đến du lịch (Outbox Consulting) đưa ra, thì có 3 xu hướng mà khách du lịch sẽ lựa chọn sau Covid-19. Đó là: Sức khỏe và an toàn; ưu tiên cho các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày; chi phí hợp lý.
Báo cáo này cũng chỉ ra, những hệ lụy to lớn của Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục tác động không nhỏ đến tâm lý của hầu hết du khách khi quyết định lựa chọn du lịch. Do đó, các yếu tố liên quan đến sự an toàn hay các thông tin về trình độ y tế và khả năng hỗ trợ sức khỏe của điểm đến sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến của du khách, đặc biệt là khoảng thời gian sau dịch.
Bên cạnh đó, hạn chế về tài chính thời điểm hiện tại sẽ khiến du khách có xu hướng lựa chọn những điểm đến có khoảng cách gần, trong khu vực hay trong nước. Du khách cũng sẽ ưu tiên các tour ngắn ngày hơn thay vì chọn một điểm đến du lịch ở xa để bảo đảm các yếu tố an toàn sức khoẻ, tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu các rủi ro và chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ.
Ngoài ra, du khách sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến có các sản phẩm trọn gói với giá ưu đãi để vừa có thể giải tỏa sau thời gian khó khăn của dịch bệnh nhưng vẫn bảo đảm việc tiết kiệm chi phí.
Tập trung phát triển du lịch nội địa
Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Sự suy giảm nhanh chóng đã và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp du lịch, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế của hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam.
Tuy nhiên, tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện tại của Chính phủ đủ cơ sở để kì vọng vào việc Việt Nam sẽ cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng tháng 5 và sẽ là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc.
Trong Báo cáo "Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam", Outbox Consulting cũng khẳng định, phát triển du lịch trong nước ngay sau dịch bệnh được khống chế sẽ là ưu tiên hàng đầu trong khôi phục du lịch Việt Nam sau Covid-19 .
Mặt khác, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp ở các quốc gia bên ngoài dẫn tới việc hạn chế các chuyến bay quốc tế vẫn có khả năng bị kéo dài cho đến cuối năm thì có thể thấy thị trường nội địa sẽ là "cứu cánh" cho ngành Du lịch các điểm đến trong giai đoạn mùa hè.
Do đó, thay vì kì vọng vào thị trường khách quốc tế, các điểm đến có thể cân nhắc ưu tiên xây dựng sản phẩm hay có các chính sách thu hút, đặc biệt cho thị trường du lịch nội địa trong năm 2020. Tuy nhiên, việc xây dựng phương án sản phẩm hay truyền thông cho thị trường nội địa cũng cần lưu ý đến khả năng mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng trong những tháng tới, nhưng các yêu cầu về cách ly, hạn chế tụ tập đông người, giảm tần suất chuyến bay vẫn có có thể kéo dài.
Đa dạng hóa thị trường du lịch trong nước
Thực tế, từ đại dịch Covid-19 cho thấy rõ ràng rằng, việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài, vì vậy cần phải đa dạng hóa thị trường du lịch chính trong nước.
Mặt khác, ngành Du lịch tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị đưa các hoạt động du lịch quay lại từ từ và an toàn; giảm thuế cho doanh nghiệp du lịch và khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp không sa thải nhân viên mà đào tạo lại để họ sẵn sàng quay lại làm việc một khi đại dịch qua đi.
Bắt đầu dần các chiến dịch marketing nhẹ nhàng, sử dụng truyền thông mạng xã hội và quảng cáo nhắm đến khách du lịch tiềm năng hay khách du lịch có khả năng quay trở lại Việt Nam nhưng không thể đến vào thời điểm này.
Tập trung vào đối tượng khách du lịch trẻ nội địa đã đi làm, ít bị tác động bởi tâm lý sợ hãi và đang bị kìm nén nhu cầu do thời gian giãn cách xã hội thông qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt.
Xây dựng các gói kích cầu thị trường truyền thống, thị trường ASEAN đối với phân khúc khách quốc tế. Xây dựng và đẩy mạnh chiến dịch truyền thông giai đoạn phục hồi thông qua chương trình hỗ trợ ưu đãi và cam kết đặc biệt đối với du khách ở thời điểm sau dịch.
Ngành Du lịch các địa phương cần xem xét đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chân dung du khách mục tiêu để kịp thời nắm bắt các thay đổi của xu hướng thị trường cũng như phát hoạ được các đặc tính hành vi của du khách mục tiêu; qua đó phục vụ hiệu quả hơn cho mục tiêu đa dạng hoá thị trường, công tác truyền thông và phát triển sản phẩm của địa phương.
Các điểm đến cũng có thể xem xét xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực và nhu cầu của doanh nghiệp để tổ chức thực hiện các công tác nghiên cứu nhằm tối ưu hoá hiệu quả đầu tư thực hiện.
Các địa phương cần xem xét đầu tư nhiều hơn vào giải pháp truyền thông số cho các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh truyền thông cũ như tổ chức roadshow, hội chợ, xúc tiến vốn khó đo lường hiệu quả và không còn phù hợp với xu hướng thị trường.
Đồng thời, xem xét xây dựng quy định cụ thể và cơ chế thuận lợi ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo tối ưu hoá được lợi thế của địa phương.
Bảo Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương