Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/07/2011 - 08:34
(Thanh tra)- Việt Nam đã và đang triển khai những hoạt động cấp bách như ra thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); hoàn thiện Khung Chương trình Khoa học công nghệ (KHCN) Quốc gia về BĐKH; lựa chọn 14 đề tài cấp bách và xây dựng Dự thảo Chiến lược Quốc gia về BĐKH, trong đó hướng đến nền kinh tế các- bon thấp, tăng trưởng xanh.
Giảm thải phát thải nhà kính nên dần đưa vào tiêu chí bắt buộc với phát triển kinh tế tăng trưởng xanh
Văn phòng Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH cho biết, ngoài việc kiện toàn bộ máy của Chương trình ở các cấp; xây dựng và công bố kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cũng như ban hành hướng dẫn bộ ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong năm 2009, Chương trình sẽ tiếp tục có những hướng dẫn cụ thể với kế hoạch theo từng năm. Theo đó, xác định rõ nguồn vốn thực hiện bao gồm 30% vốn là ngân sách của T.Ư; 10% là ngân sách của địa phương; 50% là từ nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn viện trợ nước ngoài; còn lại là vốn từ các thành phần kinh tế khác.
Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến thời điểm này, khung Chương trình KHCN Quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng phê duyệt cùng với đó có quy chế quản lý và 14 đề tài ưu tiên cấp bách đã được phê duyệt và đang thực hiện trong năm 2011. Thêm vào đó, Ban Điều phối Tài trợ quốc tế cho Việt Nam ứng phó với BĐKH cũng được thành lập. Tính đến 21/7/2011, Việt Nam đã vận động được 1,2 tỷ USD trong tổng kinh phí cam kết ước tính là 1,3 tỷ USD cho hoạt động ứng phó BĐKH. Trong đó, Đan Mạch là quốc gia đi đầu trong viện trợ không hoàn lại với 40 triệu USD cho Việt Nam triển khai Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH…
Điều đáng nói là, Dự thảo Chiến lược Quốc gia về BĐKH đã được xây dựng với mục tiêu cụ thể bảo đảm an ninh: Lương thực, năng lượng, nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH. Bên cạnh đó, phải chuyển đổi từ nền kinh tế công nghệ lạc hậu thành nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.
Đồng thời, nâng cao được nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH; phát triển tiềm lực KHCN, nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế chính sách phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính góp phần nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội từ BĐKH, phát triển và nhân rộng mô hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu…
Theo các kịch bản BĐKH, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Trong đó, ngành Nông nghiệp Việt Nam lại là một trong những ngành bị sự tác động lớn nhất. Chính vì vậy, để chủ động trong thực hiện ngành Nông nghiệp đã cụ hể hóa các nhiệm vụ của ngành gắn với Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH bằng kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, lồng ghép BĐKH vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành 5 năm tới.
PGS.TS Đinh Vũ Thành, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia sẻ: Mục tiêu chung của ngành trong giai đoạn 2011 - 2015 là nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, trong đó chú trọng đến ổn định, an toàn dân cư cho các TP, vùng miền đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và ven biển miền Trung; sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy hải sản phải ổn định, ít phát thải và phát triển bền vững. Đặc biệt, phải ổn định được 3,8 triệu ha đất lúa trong đó ít nhất là 3,2 triệu ha đất canh tác lúa 2 vụ trở lên để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, giữ vững mức độ tăng trưởng ngành 20%, giảm tỷ lệ đói nghèo và phát thải khí nhà kính 20% trong từng giai đoạn 10 năm.
Để đạt được những mục tiêu quan trọng này, ngoài việc thực hiện các giải pháp chính về tổ chức; tài chính; nguồn nhân lực và KHCN, các chuyên gia cho rằng, phải khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực từ trong và ngoài nước triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC