Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam được mời tham dự G20 - Dấu ấn thành công từ ASEAN 2020

Theo Trần Khánh/VOV.VN

Thứ bảy, 21/11/2020 - 12:43

Thành công nổi bật trong việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 đã giúp Việt Nam trở thành khách mời đặc biệt của Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo G20 tại Osaka , Nhật Bản năm 2019. Ảnh: TTXVN

Những dấu ấn trong lịch sử

Nhận lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) trực tuyến diễn ra ngày 21-22/11.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về hợp tác ứng phó dịch Covid-19, thương mại, đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững.

Dự kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự hai phiên thảo luận với các chủ đề: Vượt qua đại dịch, Phục hồi tăng trưởng và việc làm; Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, tuy nhiên, có thể thấy tần suất được mời tham dự một trong những sự kiện quan trọng nhất trên thế giới của Việt Nam ngày càng thường xuyên hơn kể từ lần đầu góp mặt vào năm 2010, cũng với tư cách Chủ tịch ASEAN.

Phải đến 7 năm sau, khi là nước chủ nhà đăng cai APEC 2017, Việt Nam mới được tiếp tục mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trong năm Đức làm chủ tịch. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, Nhật Bản đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời.

Đáng chú ý, dấu ấn Việt Nam tại các Hội nghị Thượng đỉnh G20 rất nổi bật. Ngay trong lần tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 đầu tiên, Việt Nam đã tích cực chia sẻ những ý kiến, quan điểm và kinh nghiệm của ASEAN trong việc nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn do cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.

Việt Nam cũng đã nêu các sáng kiến như cơ chế hợp tác giữa ASEAN và G20 để làm sao áp dụng những giải pháp chính sách thích hợp, mang lại lợi ích tăng trưởng toàn cầu, cũng như tham gia thảo luận với một số nước khách mời cùng xây dựng tài liệu quan điểm để sớm chấm dứt vòng đàm phán Doha, trong khi G20 thống nhất sớm kết thúc nhưng các giải pháp thì đang bế tắc.

Trong khi đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2017, trên cương vị chủ nhà APEC 2017, từ đầu năm, Việt Nam đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tổng thể về tham dự các hoạt động của G20.

Cụ thể, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 và kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu; chia sẻ những ưu tiên trong Năm APEC 2017, nhất là về vấn đề thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư không chỉ khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà trên toàn cầu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019, Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn bằng việc cùng tham gia thảo luận vấn đề toàn cầu quan trọng như: Đảm bảo an ninh, an toàn kinh tế số và tranh thủ các lợi ích từ kinh tế số; Thúc đẩy hình thành mạng lưới trung tâm đổi mới, sáng tạo toàn cầu để bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; Chia sẻ dữ liệu biển và đại dương nhằm ngăn chặn rác thải nhựa biển để đối phó với biến đổi khí hậu, hiện thực hóa các cam kết từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) 21 tại Paris.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Abe Shinzo tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Osaka năm 2019.

Bệ phóng từ thành công tại ASEAN 2020

Dấu ấn từ những lần tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 trước đó cùng việc tổ chức thành công ASEAN 2020 đã trở thành tiền đề tích cực để Việt Nam tiếp tục trở thành khách mời danh dự tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2020 tại Saudi Arabia.

Có thể nói, thành công của nước Chủ tịch Việt Nam trong năm 2020 là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây tác động nghiêm trọng khiến lịch trình các hội nghị quan trọng bị xáo trộn và nhiều sự kiện đã phải diễn ra dưới hình thức trực tuyến làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả các nước ASEAN và đối tác.

Với quyết tâm biến nguy nan, thách thức thành cơ hội, Việt Nam đã liên tục tổ chức thành công chuỗi sự kiện nằm trong Hội nghị Cấp cao ASEAN, trong đó quan trọng nhất là Hội nghị Cấp cao ASEAN 37. Con số hơn 80 văn kiện được thông qua chỉ trong Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 - con số kỷ lục từ trước đến nay - đã cho thấy nỗ lực rất lớn của Việt Nam không chỉ trong việc đảm bảo lịch trình công việc mà còn vượt cả sự kỳ vọng của các nước ASEAN và đối tác.

Không những thế, Việt Nam còn thành công trong việc thúc đẩy ASEAN và các đối tác kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - Hiệp định FTA thế hệ mới lớn nhất từ trước đến nay với quy mô 2,2 tỷ dân, chiếm gần 30% dân số thế giới, và gần 30% GDP toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ bế mạc ASEAN 2020.

Tầm quan trọng của RCEP được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại lễ ký kết Hiệp định: “Lễ ký RCEP ngày hôm nay là niềm tự hào, là thành quả to lớn của các nước ASEAN, với vai trò trung tâm của mình đã cùng các nước đối tác đặt nền móng cho một giai đoạn hợp tác mới mang tính toàn diện, lâu dài hướng tới tương lai, phù hợp với trình độ phát triển và mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực”.

Một thành công nữa rất đáng ghi nhận của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 chính là nỗ lực giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông thông qua những tuyên bố đáng chú ý từ các nước ASEAN cùng các đối tác với mục tiêu hướng tới hạ nhiệt căng thẳng, tránh đối đầu, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Có thể thấy, việc cùng lúc phải đứng ra điều phối xử lý những vấn đề hết sức hệ trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 một lần nữa đã khẳng định vai trò và vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam trên trường quốc tế và việc được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 chính là kết quả tích cực đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong quá trình tham gia giải quyết cách thách thức toàn cầu./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm