Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/05/2011 - 08:10
(Thanh tra)- Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, vốn là nơi học tập của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn đang bị biến thành nơi kinh doanh cà phê, dù công trình này được đầu tư hơn 9 tỉ đồng để trùng tu và hoàn thành nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Biến di tích thành quán cà phê
Ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích (TTBTDT) Cố đô Huế khẳng định: Việc mở thêm dịch vụ giải khát trên lầu Tứ Phương Vô Sự đã được UBND tỉnh đồng ý nên Trung tâm mới tổ chức đấu thầu. Vì trước đó, nhiều du khách phản ánh và đề nghị với Trung tâm nên có một không gian trong Hoàng thành để có thể dừng lại nghỉ ngơi và uống nước sau một chặng đường tham quan, tìm hiểu về di tích. Tuy nhiên, nơi đây chủ yếu vẫn trưng bày kết hợp với bảo tàng để du khách có thể tra cứu tư liệu, đọc các cuốn sách về triều Nguyễn chứ không chỉ đơn thuần là bán cà phê. Mặc dù vậy, ông Phùng Phu cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ xem lại cách triển khai của nhà đầu tư”.
Còn theo ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế: “Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã cho tháo dỡ toàn bộ biển quảng cáo bán cà phê xuống. Chúng tôi sẽ làm nơi kinh doanh trà cung đình”. Ông Hải cho biết thêm, sau khi hoàn thành, Trung tâm đã phục dựng lại và tổ chức thành nơi triển lãm mô hình như chính công năng ngày xưa để tạo thêm một sản phẩm du lịch khi tham quan Đại nội.
Được biết, quán cà phê do một số người thuộc TTBTDT Cố đô Huế phối hợp với một người kinh doanh giải khát bên ngoài đấu thầu với mức thuê khoảng 200 triệu đồng/năm.
Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự là một công trình kiến trúc hai tầng nằm trên Bắc Khuyết đài của Hoàng thành Huế, được vua Khải Định xây dựng năm 1923, trên diện tích 1.650m2. Trước khi công trình này được xây dựng thì đây là vị trí của đình Tứ Thông nằm trên Bắc Khuyết đài được xây dựng vào năm 1804 (thời vua Gia Long). Lầu Tứ Phương Vô Sự mang nghĩa mong mọi sự bình yên, thế nhưng ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lại cho rằng, di tích này có nghĩa để hóng mát, ngắm cảnh, du khách cũng cần một điểm dừng chân, nghỉ ngơi uống nước. Đây cũng không phải là nơi thờ tự, vì vậy, quan điểm của UBND tỉnh là muốn để Trung tâm làm thử vừa phục vụ du khách, vừa làm di tích sống động hơn, có nguồn thu. Tuy nhiên, “nếu việc kinh doanh đó quá lấn chiếm di tích, xâm phạm di tích thì UBND tỉnh sẽ xem xét lại và đề nghị điều chỉnh”.
Ông Phan Thuận An, nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho biết, chức năng vốn có của di tích lầu Tứ Phương Vô Sự là nơi dạy học, giáo dục cho các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Các di tích khi được trùng tu cần phải phát huy tác dụng chứ không thể để thành nơi khô cứng. Tuy nhiên, việc sử dụng phải theo đúng mục đích ban đầu, không đi quá xa với chức năng vốn có của nó. Nếu biến lầu Tứ Phương Vô Sự thành điểm kinh doanh cà phê thì sẽ tạo ra một cảnh nhốn nháo, mất vẻ trang nghiêm của di tích, mất đi ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cũng nói thêm, cách đây nhiều năm, TTBTDT Cố đô Huế từng cho mở một nhà hàng trong khu vực Thế Miếu, Kinh thành Huế và đã xảy ra những việc không hay nên UBND tỉnh phải ra quyết định dời nhà hàng đến địa điểm khác. Một bài học kinh nghiệm như vậy đã từng có, nhưng không hiểu sao giờ lại xảy ra?
Đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nghiêm túc đánh giá thực trạng vấn đề, không để tái diễn tình trạng trùng tu di tích cả chục tỷ đồng để cho doanh nghiệp thuê bán cà phê.
Ngọc Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh