Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủy điện uy hiếp sông Đồng Nai

Chủ nhật, 03/07/2011 - 16:12

(Thanh tra) - Theo nhiều nhà khoa học, sự phát triển thủy điện một cách ồ ạt và thiếu quy hoạch bài bản như thời gian qua và cả hiện nay đang là mối đe dọa rất lớn đến hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông ngòi lớn nhất Việt Nam.

Lưu vực sông Đồng Nai trải dài trên địa bàn của 11 tỉnh và thành phố có diện tích tự nhiên gần 50.000 km2, chiếm 15% diện tích cả nước với số dân hơn 17 triệu người, và là khu vực có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao nhất nước. Theo quy hoạch, trên sông Đồng Nai (kể cả hai chi lưu sông La Ngà và sông Bé) đã, đang và sẽ xây dựng hàng loạt công trình thủy điện ở 20 bậc thang thủy lợi phục vụ cho sự phát triển chung của kinh tế trong khu vực. Tính đến nay, chỉ trên nhánh chính của sông Đồng Nai đã có đến 9 đập thủy điện, gồm Đạ Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai (2, 3, 4, 5, 6, 6A) và thủy điện Đồng Nai. Trên chi lưu La Ngà có 5 công trình thủy điện, gồm: Đại Nga, Hàm Thuận, Đa Mi, La Ngâu và Bảo Lộc. Tương tự, trên chi lưu sông Bé cũng có đến 6 công trình: Dak Glun, Dak Gluk 2, Thác Mơ, Thác Mơ mở rộng, Cần Dơn và Srok Phumieng. 

Báo cáo của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam cho thấy, lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về nguồn nước và cảnh quan môi trường. Nhiều nhà khoa học chỉ rõ: Quy hoạch thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai đang bị thay đổi một cách tùy tiện, chưa được xem xét một cách thấu đáo về lợi ích chung trong phòng lũ, cấp nước, môi trường… 

Ông Lương Văn Ngụ, Phó GĐ Sở TN - MT Lâm Đồng đưa ra con số thống kê đáng lưu ý: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 57 công trình thủy điện lớn nhỏ đã được Bộ Công thương phê duyệt với tổng công suất lắp máy là 364MW; diện tích bị ngập nước bởi các công trình này là 2.609 ha và diện tích đất để làm đường giao thông, kênh dẫn, lưới truyền tải điện chiếm 3.110 ha. Như vậy, tính bình quân, cứ sản xuất được 1MW điện thì phải mất 16 ha đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Một con số khác của các nhà khoa học thống kê được là trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai, hệ thống thủy điện đã xóa trắng 15.000 ha rừng tự nhiên; trong đó, thiệt hại lớn nhất là rừng thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vấn đề khác rất đáng quan tâm nữa là, hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai hiện đang được triển khai xây dựng theo kiểu “bậc thang” nối tiếp nhau nên rất dễ dẫn đến “hiệu ứng domino” trong xả lũ với những hậu quả khó lường, bởi hiện vẫn chưa có đánh giá tác động khi các “bậc thang” thủy điện này cùng được vận hành theo một cơ chế chung về phân phối nước và xả lũ trong mùa mưa. 

Rồi nữa, một nội dung khác cũng rất được các nhà khoa học và nhà quản lý quan tâm đó là, trong thực tế, có không ít chủ doanh nghiệp đầu tư khai thác thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai không có đủ những kiến thức cần thiết về xây dựng thủy điện nên rất dễ dẫn đến độ chênh lệch trong cơ chế vận hành. TS Đào Trọng Từ, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Sông Mê Kông VN từng đưa ra cảnh báo: Hiện hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai phát triển rất manh mún, thiếu tính bền vững. Đặc biệt, do không có quy trình vận hành liên hồ nên hậu quả của việc xả lũ cũng như cung cấp nước là hết sức nguy hiểm bởi thiếu tính đồng bộ cần thiết. “Về mặt khoa học, đây là quy trình vận hành cực kỳ nguy hiểm, và thảm họa cho vùng hạ lưu sẽ là rất khó lường”, TS Đào Trọng Từ nhấn mạnh. 

Từ thực tế của hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai, các nhà khoa học đã đi sâu phân tích 7 chiến lược phát triển thủy điện bền vững, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những nội dung: Các công trình thủy điện phải được sự chấp thuận của công chúng, cần có đánh giá toàn diện phương án của công trình, đánh giá các đập hiện có, tính đến tính bền vững của hệ thống sông Đồng Nai và vấn đề sinh kế; quyền của chủ công trình và việc chia sẻ lợi ích, đảm bảo sự tuân thủ, sử dụng các dòng sông vì lợi ích của sự phát triển… Trên cơ cở đó, các nhà khoa học cũng đã đặt ra vấn đề để các cấp chính quyền và cơ quan hữu trách quan tâm giải quyết là làm sao để kiểm soát được lũ, hạn chế hiện tượng cạn kiệt nguồn nước, chống xói lở, ngăn mặn, chống ô nhiễm nguồn nước… để phát triển thủy lợi một cách bền vững và mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt.

 Kim Chánh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm