Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tháo gỡ vướng mắc trong cải tạo, xây mới chung cư cũ

Thứ sáu, 09/11/2012 - 13:57

(Thanh tra)- Để hoạt động xây dựng trên địa bàn TP nói chung, hoạt động cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ nói riêng tuân thủ đúng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng tập trung rà soát, lập danh mục các nhà chung cư, tập thể cũ thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật. Đây là công việc có khối lượng đồ sộ, đòi hỏi phải có cuộc "cách mạng" thực sự mới mong có sự đổi mới.

TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng nêu rõ tình hình triển khai, tiến độ thực hiện, thực trạng và những vướng mắc cụ thể cần tháo gỡ, báo cáo TP trong tháng 11. Sở Xây dựng phối hợp với một số quận, huyện, sở, ngành và một số nhà đầu tư tổ chức hội thảo để phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các cơ chế, chính sách (về cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp đang được áp dụng trên địa bàn) so với thực tế khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và định hướng phát triển đô thị hiện đại, hài hòa, bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất các cơ chế, chính sách mới thay thế các cơ chế, chính sách cũ không còn phù hợp, không có tính khả thi; tổng hợp, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trong tháng 12.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có rất nhiều khu chung cư cũ đã rơi vào tình trạng nguy hiểm, hết tuổi thọ, xuống cấp đến mức mất an toàn buộc phải di dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thí điểm chủ trương cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ theo Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP của Chính phủ thì tiến độ thực hiện ở hầu hết các dự án (D.A) vẫn còn quá chậm.

Toàn TP hiện có 982 nhà chung cư cũ có quy mô 4 - 5 tầng do TP quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Cty TNHH MTV Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (Bộ Quốc phòng) quản lý.

Sau khi tiến hành kiểm định đối với 77 nhà chung cư, TP đã lập danh sách 11 nhà chung cư nguy hiểm cấp D và đã tiến hành di dời, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, đến nay, một số D.A triển khai rất chậm, điển hình là các D.A trên địa bàn quận Đống Đa như: Khu Hào Nam do Liên doanh Cty Quản lý Phát triển nhà Hà Nội và Cổ phần Đầu tư Đô thị Kang Long làm chủ đầu tư (CĐT); B15, B16, B18, B19 Kim Liên do Cty Cổ phần Đầu tư Thiết kế và Xây dựng Việt Nam làm CĐT; khu Văn Chương của Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội; khu Nam Đồng của Cty TNHH MTV Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (Bộ Quốc phòng). Nhiều chung cư khác, mặc dù đã tiến hành đo đạc, lấy ý kiến nhân dân, đạt được thỏa thuận đền bù và có quyết định giao đất nhưng vẫn chưa triển khai xây dựng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm trễ trên nhưng vướng mắc chủ yếu vẫn ở khâu giải phóng mặt bằng. Mâu thuẫn gay gắt nhất là ở quyền lợi khi người dân luôn có những đòi hỏi bất hợp lý về diện tích nhà tái định cư và các khoản phí hỗ trợ. Doanh nghiệp thì không thể làm mà không đạt mức lợi nhuận nhất định. Thậm chí có nơi còn “nóng” lên khi mà người dân đòi quyền quyết định chọn CĐT. Trong khi đó, tại những vị trí lên kế hoạch cải tạo đều nằm trong nội thành, là khu vực hạn chế phát triển, giảm tầng cao, giảm mật độ dân cư nên không thể xây quá cao tầng được.

Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện cải tạo chung cư cũ, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cho biết: TP sẽ kiên quyết thay thế CĐT của một số D.A do không đáp ứng được yêu cầu về năng lực và tiến độ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho các quận, huyện; đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các chính quyền cơ sở, không để tình trạng chậm trễ kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.


Minh Nghĩa

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm