Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/08/2011 - 07:57
(Thanh tra)- Bị bệnh hiểm nghèo, anh Vũ Văn Khuyến không nơi nương tựa, không nhà cửa, không bảo hiểm y tế, không tiền bạc, được đưa vào Bệnh viện (BV) Đa khoa Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cứu chữa. Qua nhiều lần phẫu thuật, cận kề với cái chết, nhưng được sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của các y, bác sỹ, bệnh nhân đã thoát khỏi vòng tay “tử thần”...
Các y, bác sỹ BV Đa khoa Thường Xuân thăm, chăm sóc bệnh nhân Vũ Văn Khuyến.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), những năm qua, dù dạy nghề có bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cả số lượng và chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của thị trường lao động trong và ngoài nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chưa kể, hệ thống dạy nghề đang đứng trước nhiều thách thức trong việc định hướng chuyển đổi mô hình, đó là: Chuyển hệ thống dạy nghề theo hướng cung sang hệ thống dạy nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội; chuyển hệ thống dạy nghề tập trung vào khu vực chính quy, công lập sang hệ thống dạy nghề phát triển cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; chuyển hệ thống dạy nghề được quản lý tập trung, đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước sang hệ thống dạy nghề được quản lý phi tập trung, phân cấp mạnh cho cơ sở; huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển dạy nghề.
Một thực tế khác cho thấy, công tác dạy nghề của các trường đại học, cao đẳng nghề trong nhiều năm qua vẫn còn nhiều vướng mắc, thiếu đồng bộ. Hầu hết các trang thiết bị dạy và học nghề không có nhiều thay đổi; đội ngũ giáo viên thiếu chuyên nghiệp; trình độ tay nghề của học sinh chưa như mong đợi; việc thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề chưa phổ cập, mới chỉ kiểm định được 6% số trường nghề hiện có…
Theo Tổng cục Dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, dạy nghề cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Tổng cục Dạy nghề đã đề ra 9 nhóm giải pháp, trong đó có 2 nhóm được xem là đột phá. Đó là nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề, đặc biệt là xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng với yêu cầu. Đồng thời, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề; kiểm soát, bảo đảm chất lượng dạy nghề… theo đúng quy chuẩn. “Cần đẩy mạnh xã hội hóa, gia tăng nguồn lực cho công tác dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo… Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm. Các cơ sở dạy nghề được là một chủ thể độc lập và người đứng đầu cơ sở đó phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải được đào tạo về quản lý dạy nghề”, ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình