Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Thân cò” lặn lội nuôi con

Thứ bảy, 20/10/2012 - 06:17

(Thanh tra)- Họ là những người phụ nữ đến từ nhiều vùng quê nghèo, làm đủ thứ nghề, từ bán bánh mì dạo ở góc chợ, bến xe, cho đến làm giúp việc nhà, bưng bê tại cửa hàng ăn… chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng ở Hà Nội. Với họ, niềm vui lớn nhất là kiếm được tiền đủ trang trải cho con ăn học.

Chị Loan bên ki-ốt bán hàng của mình

Chị Nguyễn Thị Loan, 47 tuổi (Lý Nhân, Hà Nam) ra Hà Nội mưu sinh từ ngày đứa con đầu lòng đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội. Đến nay, khi con trai là sinh viên năm thứ 3 thì chị cũng có thâm niên 3 năm bán bánh mì dạo ở Bến xe Giáp Bát.

Dáng người nhỏ bé, gương mặt gầy gò khắc khổ, hàng ngày chị phải len lỏi giữa khói bụi xe cộ, nắng nóng để bán dạo từng chiếc bánh mỳ. Có hôm, cả buổi sáng chị chỉ bán được 10 chiếc bánh, tính ra lãi chưa được 20.000 đồng. “Vất vả lắm, nhưng biết làm sao được, ở quê ít đất mà nghề phụ lại không có, phận làm cha, làm mẹ đành phải cố gắng cho các con ăn học để sau này nó không khổ như mình”, chị Loan nói.

Hiện nay, chị Loan đã thuê được một ki-ốt để bán hàng ăn gần Bến xe Giáp Bát. Một ngày lao động của chị bắt đầu từ 4 giờ sáng và kết thúc vào lúc 9 giờ tối.

Ngày con trai nhập học ĐH Bách khoa Hà Nội cũng là ngày chị Chu Thị Men (36 tuổi, quê Khoái Châu, Hưng Yên) khăn gói lên Hà Nội làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn học. Ban ngày, chị đi thu mua đồng nát, đêm đến lại đạp xe ra chợ đầu mối hoa quả Long Biên làm bốc vác, vận chuyển hàng hóa, kiếm được 5.000 - 10.000 đồng cho mỗi thùng hàng trọng lượng 50kg (tuỳ vào đoạn đường xa hay gần). Chịu khó làm việc từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, chị kiếm được khoảng 100.000 đồng.

Chị Men kể: “Ở quê, ngoài mùa vụ chúng tôi chẳng có việc gì để làm. Thu nhập của cả gia đình 5 miệng ăn chỉ  trông vào mấy sào ruộng, trong khi tiền nuôi con học ĐH 1 tháng bằng cả nhà tôi ở quê chi tiêu vài tháng. Thời buổi này, không thể nuôi con ăn học nhờ mấy sào ruộng được”.

Còn chị Trần Thị Quý (36 tuổi, quê Thanh Hóa) có con gái út đang học năm thứ nhất Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai người phụ nữ gày gò này. Rời quê ra Hà Nội, chị làm đủ thứ, từ phá nhà, bốc vác xi măng, gánh gạch, đào đất, thông tắc nhà vệ sinh đến những việc nhẹ hơn như giúp việc gia đình. “Chồng tôi cũng đi làm thuê quanh năm nhưng vẫn không đủ tiền nuôi thằng con lớn đang học năm cuối ĐH Mở Hà Nội. Năm 2011, đứa con thứ hai đỗ vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Để có tiền nuôi 2 con học ĐH, khi cấy cày xong tôi lên Hà Nội kiếm việc làm thêm. Đời bố mẹ vất vả rồi, nên chúng tôi muốn các con có cái chữ, kiếm cái nghề cho đỡ cực thân” - chị Quý chia sẻ.

Những ngày 8/3 hay 20/10 dành để tri ân người phụ nữ, thì với các chị, chưa bao giờ dám nghĩ đến việc được những bó hoa hay quà. Mong muốn của các chị là hàng ngày có nhiều việc làm để có tiền nuôi con ăn học.

Dù phải vất vả mưu sinh, không có thời gian chăm sóc bản thân, không có điều kiện để mua sắm, nhưng các chị đã vượt lên hoàn cảnh, sống bằng đồng tiền lao động chân chính của mình để nuôi dạy con cái khôn lớn trưởng thành, sống có ích cho xã hội.

Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm