Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Tham công tiếc việc” và “nên có những điều chỉnh”!

Thứ tư, 19/01/2011 - 18:31

(Thanh tra)-Ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) Tp. HCM nói như vậy với vẻ phân bua và nụ cười rất… hiền!

Thế nhưng, trong công việc ông lại không hiền tý nào; nó vừa là say mê, vừa là đột phá, lại như háo hức bởi những gì đã làm được, đến nỗi nhìn lại đôi lúc thấy...…“cần điều chỉnh! ” Chúng tôi quý ông là vì những điều đó. Ông dường như còn nhiều băn khoăn cần chia sẻ

PV: Ông đánh giá thế nào về đóng góp của báo chí (cả Trung ương và địa phương) đối với sự phát triển của TP?

Ông Lê Mạnh Hà: Báo chí có tầm quan trọng rất lớn đối với thành phố. Chắc chắn là không địa phương nào được báo chí quan tâm nhiều như Tp. HCM. Hầu như mọi hoạt động của chính quyền, của lãnh đạo đều được báo chí đưa tin, viết bài. Được báo chí “soi” kỹ như vậy cũng là điều rất tốt vì báo chí giúp người dân giám sát được hoạt động của chính quyền. Bất cứ hoạt động nào của chính quyền cũng sẽ tốt hơn nếu được người dân giám sát.

Với riêng Sở TTTT, nếu không có báo chí, không có những phóng viên tâm huyết và dũng cảm hỗ trợ, Sở khó mà có được chiến thắng trong các vụ liên quan đến Đề án 112, vụ công ty OCI của Trần Huỳnh Duy Thức và ngay tại thời điểm hiện nay là cuộc chiến chống mặt trái của game online.

PV: Anh em báo chí nói rằng, ông đã thổi luồng gió mới vào những buổi họp báo hàng tuần. Hẳn ông đầu tư nhiều tâm huyết và cả mong muốn đổi mới? Ông nghĩ gì về nhận xét này?

Ông Lê Mạnh Hà: Tôi là người luôn muốn đổi mới. Đối với hoạt động báo chí tôi quan niệm lại càng phải thường xuyên đổi mới. Nếu xem lại các báo cáo giao ban hàng tuần cách đây hơn 2 năm của Sở và so sánh với báo cáo hiện nay thì khác nhau nhiều lắm. Tôi vẫn nói với anh em trong Sở, báo cáo của mình hay nhất nước! Công sức của những chuyên viên làm trong lĩnh vực này là rất nhiều và cũng có không ít sáng tạo. Các anh chị thường xuyên phải đi làm sớm, về rất trễ, phải chạy theo những yêu cầu ngày càng cao của Ban Giám đốc.

Tuy nhiên tôi vẫn sẽ vui hơn nhiều nếu không khí trong các cuộc giao ban sôi nổi hơn. Trong nhiều buổi giao ban đã bùng nổ những tranh luận, đôi khi gay gắt. Giao ban là phải như thế! Thế nhưng, rất nhiều buổi giao ban có không khí rất trầm. Chỉ có đại diện các cơ quan quản lý phát biểu, xong là giải tán, không ai nói câu nói nào. Tôi vẫn đang tìm cách để thoát ra khỏi tình trạng này.

PV: Lực lượng báo chí trên địa bàn Tp. HCM khá đông, điều đó có làm ông vất vả?

Ông Lê Mạnh Hà: Tôi không thấy vất vả, ngược lại điều đó làm tôi lại thấy hứng thú với công việc hơn. Chúng tôi tham công tiếc việc đến nỗi có ý kiến cho rằng chúng tôi “lấn sân” của Bộ. Có lẽ việc “lấn sân” này của chúng tôi là một trong những nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa Bộ và Sở không được… mặn nồng lắm! (Cười) 

PV: Trong những lĩnh vực công tác của Sở, lĩnh vực nào khiến ông băn khoăn trăn trở nhất?

Ông Lê Mạnh Hà: Điều tôi băn khoăn và nhiều lúc thấy rất buồn là thiếu sự đồng thuận giữa Bộ và Sở TTTT Tp. HCM trong công tác quản lý ở một số công việc. Rất tiếc đây lại là những công việc quan trọng như quản lý trò chơi trực tuyến, xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung, thậm chí có đại biểu quốc hội đã nói tại kỳ họp của Quốc hội về sự thiếu thống nhất này. Tôi vẫn nghĩ Sở đã làm đúng. Mặc dù vậy tôi thấy nên có những điều chỉnh cần thiết để tăng cường mối quan hệ công tác với Bộ.

PV: “Cuộc chiến” để đưa Game online vào nề nếp năm qua đạt được những gì, thưa ông?

Ông Lê Mạnh Hà: Nói về “Cuộc chiến” này thì cần rất nhiều thời gian, tôi sẽ nói rất tóm tắt về kết quả đã đạt được. Chỉ sau 5 tháng triển khai các biện pháp quyết liệt, ba trò chơi bạo lực nhất đã bị loại bỏ, 18 trò chơi bạo lực khác đã buộc phải ngưng hoạt động. Sắp tới sẽ có gần 30 trò chơi khác phải loại bỏ các yếu tố bạo lực trong nội dung. Kết quả như vậy có thể nói là thành công ngoài sức tưởng tượng của chính người trong cuộc là chúng tôi.

Tuy nhiên, thành phố hành động rất đơn độc và cái giá mà chúng tôi phải trả cho thắng lợi này là mối quan hệ với Bộ trở nên ít ấm áp hơn.

PV: Theo ông, Thanh tra Sở, với vai trò giúp việc và vai trò chuyên môn đã đóng góp gì vào thành quả họat động của Sở?

Ông Lê Mạnh Hà: Đây đúng là câu hỏi mà Báo Thanh tra phải hỏi. Tôi muốn giới thiệu để Thanh tra Chính phủ đánh giá đây là tấm gương điển hình trong ngành Thanh tra. Không có công sức, trí tuệ của Thanh tra Sở thì chúng tôi không thề thắng những trận rất lớn như vừa qua. Phải rất dũng cảm và trong sáng thì mới có thể xử phạt buộc ngưng phát sóng 3 kênh truyền hình, xử phạt về hành vi phát sóng mấy chục kênh truyền hình cáp của 2 đơn vị lớn, thu giữ gần 1 triệu cuốn sách in lậu, đấu tranh với vi phạm của công ty OCI, đặc biệt là trong cuộc chiến với game online và rất nhiều vụ khác. Tôi tự hào vì được làm việc với các anh chị Thanh tra Sở.

Có việc mà tôi không muốn và Thanh tra Sở cũng không muốn làm là xử phạt vi phạm của cơ quan báo chí. Không muốn nhưng vẫn có những lúc phải làm. Có một khó khăn và khó khăn này cũng làm cho chúng tôi buồn lòng là xử phạt vi phạm của cơ quan báo chí Trung ương. Theo đúng qui định của pháp luật thì Thanh tra Sở có thẩm quyền xử phạt cả cơ quan báo chí địa phương lẫn cơ quan báo chí Trung ương. Thế nhưng Bộ không cho là như vậy. Điều đó đã làm cho một số cơ quan báo chí Trung ương phản ứng lại và thậm chí sẽ khiếu nại quyết định xử phạt của Thanh tra Sở.

Hoạt động thanh tra rất khó khăn, phức tạp nhưng thanh tra trong lĩnh vực báo chí còn khó khăn riêng và nhạy cảm hơn nhiều. Tôi đánh giá Thanh tra Sở cũng đã làm tốt trong lĩnh vực này.

PV: Xin cảm ơn ông, xin chúc ông và Sở TTTT một năm mới thành công! Hy vọng 2011 sẽ là năm hoạt động của Sở thuận lợi và ấm áp, cùng Bộ TTTT và lãnh đạo báo chí gặt hái nhiều thắng lợi!

                                                                                         Hữu Hải thực hiện

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm