Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/06/2011 - 10:13
(Thanh tra) - Đã qua cái ngày đầu tôi được nhận công tác về Đài tiếng nói VN từ lâu lắm, nhưng mỗi lần đến ngày 21/6, tôi vẫn có cảm giác nôn nao, rạo rực của thời đầu bước chân vào nghề báo. Những phóng viên hồn nhiên, khát vọng và yêu nghề, muốn thể hiện... chứa chan biết bao tình cảm chân thành. Sau những bài viết và sau những dư luận của xã hội về tác phẩm, cạnh nỗi mừng vui của nhiều phóng viên, còn biết bao thân phận, cuộc đời của những đối tượng. Đó cũng là khoảng lặng để bây giờ có tôi có dịp chiêm nghiệm lại.
Nhiều năm sau này làm báo Pháp luật, tôi cho rằng, phóng viên viết pháp đình không phải ngồi ở tòa là đủ, mà phóng viên còn phải gắn bó đến vụ án. Bởi đằng sau phiên tòa là biết bao nhiêu thân phận con người. Theo tôi, phóng viên viết pháp đình hãy luôn đặt câu hỏi vì sao chúng ta cầm bút? Bởi đàng sau con chữ là số phận con người…
Trải nghiệm thời gian tôi nhận thấy rằng, có những phiên tòa, bị cáo đã bị báo chí buộc tội ngay từ đầu, trước khi tòa tuyên án. Các nhà báo đã viết bài qua các kết luận điều tra của Cơ quan công an và Viện kiểm sát. Điều này chắc chắn tác động đến dư luận xã hội và trở thành sức ép đối với các cơ quan tố tụng. Khi đó, sự khách quan đã bị dư luận tác động, sự công bằng không còn. Nhà báo có thể bị mớm tin, và một cách vô tình hay cố ý, anh ta sẽ tác động vào dư luận bằng sản phẩm báo chí. Vô tình thường là do hăm hở với những sự kiện nóng đang trở thành tâm điểm của dư luận xã hội; do áp lực thời gian khiến cho sự kiểm chứng thông tin sơ sài, hoặc không có... Từ kết luận của Cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát, ngay cả bản án của Tòa án chưa chắc là đúng người đúng tội. Vậy nên mới có oan sai. Đã có người 3 lần ra trường bắn, rồi lại hoãn vì chứng cứ yếu. Sau nhiều năm, người này được minh oan. Bị cáo Lê Bá Mai vừa được tòa tha bổng trong “Vụ án vườn mít” hồi cuối tháng 5/2011 sau 2 lần bị tuyên án tử hình và 7 năm giam giữ là một ví dụ điển hình.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta có dung nạp, yêu thương đối tượng thì công việc của mình mới tốt lên được. Đó là nét nhân văn cần phải có trong nghề cầm bút. Người viết pháp đình nên thận trọng và thận trọng tối đa trước khi viết về thân phận của người đang trong vòng lao lý.
Ngày xưa vào nghề, tôi không được ai chỉ bảo tận tình, nên đã mất khá nhiều thời gian cho việc trở thành phóng viên chuyên nghiệp. Nếu có được sự chỉ bảo, tôi sẽ “bơi sải”. Từ đó, tôi luôn ý thức về sự rèn luyện và giúp đỡ phóng viên trẻ vào nghề từ những chi tiết nhỏ nhất. Phóng viên đăng ký đề tài và tự nhận xét tại sao lại viết, viết để làm gì? Tôi đọc xong rồi chỉ dẫn cách làm mới đề tài và chỉ rõ phóng viên nên làm gì và viết gì để bài viết không hời hợt và người đọc thấy bài báo đó là cần thiết đối với họ.
Mỗi năm đến ngày Báo chí Cách mạng VN, tâm trạng tôi không chỉ như đã kể ở trên, mà còn ở niềm vui với nhiều thế hệ đàn em đến chung vui và chia sẻ.
Duy Khánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024PV
Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu