Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy trình “6Đ” để chọn những đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đủ đức, tài

Hương Giang

Thứ ba, 18/05/2021 - 11:53

(Thanh tra) - Thực hiện đầy đủ 6 bước theo quy trình 6Đ để lựa chọn những đại biểu tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Ảnhh: LTM

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ được diễn ra từ 7h00 - 19h00 chủ nhật, ngày 23/5.

Để thực hiện việc bỏ phiếu, cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình :

- Bước 1: Đến khu vực bỏ phiếu

- Bước 2: Đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử

- Bước 3: Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử

- Bước 4: Điền phiếu đủ và đúng

- Bước 5: Đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu

- Bước 6: Đóng dấu "Đã bỏ phiếu"

Cử tri đến khu vực bỏ phiếu trong khoảng thời gian từ 7h00 - 19h00 chủ nhật, ngày 23/5/2021 để tham gia bầu cử.

Bước 2, cử tri tới bảng danh sách tiểu sử người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên.

Tiếp theo, cử tri di chuyển đến “Bàn hướng dẫn” để được tổ bầu cử hướng dẫn quy trình bỏ phiếu. Sau đó, tại “Bàn phát phiếu” cử tri đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử. Cử tri được nhận 01 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 03 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

"

Để thực hiện việc bỏ phiếu, cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ. Nguồn: Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội

Bước quan trọng nhất trong quy trình 6Đ là cử tri cần điền phiếu đủ và đúng. Khi không tín nhiệm người ứng cử nào thì cử tri gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó.

Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem kể cả thành viên tổ bầu cử; không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu những kí tự đặc biệt trên phiếu bầu.

Cử tri cũng không được viết thêm, ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu, hoặc bỏ phiếu bầu trắng. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền được đổi phiếu bầu khác.

Sau khi hoàn thành việc viết phiếu bầu cử, cử tri phải đích thân bỏ phiếu và hòm phiếu.

Cuối cùng, cử tri di chuyển tới bàn của tổ bầu cử để đóng dấu đã bỏ phiếu vào thẻ cử tri.

Sau khi thực hiện đầy đủ 6 bước theo quy trình 6Đ nêu trên, cử tri đã hoàn thành xong hoạt động bỏ phiếu của mình.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Mỗi lá phiếu của cử tri sẽ góp phần lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Trong suốt quá trình bầu cử, cử tri cần đảm bảo thực hiện tốt quy tắc phòng chống dịch COVID-19 theo thông điệp 5K mà Bộ Y tế đã khuyến cáo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm