Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Nhung
Thứ ba, 10/06/2025 - 14:26
(Thanh tra) - Nhờ triển khai đồng bộ các chính sách, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã giảm qua từng năm. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh còn 8.162 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,13%; 3.101 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 42,6% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, ngày càng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hỗ trợ người nghèo trong tỉnh các mô hình sinh kế, giúp vươn lên thoát nghèo bền vững
Triển khai đồng bộ công tác giảm nghèo
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của trung ương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Bình đã kịp thời cụ thể hóa để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong quá trình thực hiện.
Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững; nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp.
Tập trung triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án của CTMTQG giảm nghèo; đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình, dự án giảm nghèo, giải quyết việc làm bền vững, đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của từng nhóm đối tượng để tạo sinh kế bền vững, biết cách làm ăn, thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo.
Nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và hằng năm đã được triển khai kịp thời, đảm bảo các tiêu chí, nguyên tắc phân bổ và tỷ lệ đối ứng theo quy định của Nghị quyết HĐND tỉnh. Giai đoạn 2021-2024, tổng nguồn vốn được huy động, phân bổ và sử dụng thực hiện Chương trình là 266.908 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 75.384 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 191.524 triệu đồng). Trong đó: ngân sách trung ương 229.495 triệu đồng; ngân sách địa phương 37.413 triệu đồng. Kết quả, tổng nguồn vốn đã giải ngân là 209.843,7 triệu đồng, đạt 78,6% (vốn đầu tư phát triển 72.072,4 triệu đồng, đạt 95,6%; vốn sự nghiệp 137.771,3 triệu đồng, đạt 72%).
Nguồn vốn được phân bổ và sử dụng kịp thời, hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí, bố trí có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, công khai, minh bạch; lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực khác; việc huy động, đóng góp của người dân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ.
Số hộ nghèo, cận nghèo, tỷ lệ nghèo giảm xuống rõ rệt
Điểm nhấn nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Quảng Bình thời gian qua là các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, năm 2024, các địa phương tại Quảng Bình đã và đang có những cách làm hay, hiệu quả trong hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kết quả giảm nghèo, theo kết quả rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, số hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh đã giảm xuống rõ rệt, dù trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế tác động rất lớn.
Mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đạt và vượt kế hoạch đề ra, giai đoạn 2021-2024, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được 3,39% so với đầu kỳ, bình quân giảm 1,13%/năm, đạt 113% so với kế hoạch (chỉ tiêu giảm bình quân 1%/năm), giảm 8.495 hộ nghèo, đạt 102% so với kế hoạch giảm ½ số hộ nghèo so với đầu kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 26,9% so với đầu kỳ, bình quân giảm 8,97%/năm, đạt 224% so với kế hoạch (chỉ tiêu giảm bình quân từ 4,0%/năm). Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể.
Với những con số biết nói trên cho thấy, việc thực hiện đồng bộ các chính sách đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo tại các địa phương, các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ giúp đỡ, cải thiện các chiều thiếu hụt theo quy định của chuẩn nghèo đa chiều.
Các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Đáng nói, tại Quảng Bình, những năm gần đây, tư duy về giảm nghèo, chuẩn nghèo ở các cấp, các ngành và mỗi địa phương, từ cán bộ cơ sở đến người dân đã thay đổi. Phương thức hỗ trợ chuyển từ cho không sang trợ giúp một phần, có đối ứng, có điều kiện. Các địa phương từng bước xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nhằm tạo điều kiện cho người nghèo sử dụng hiệu quả vốn, giống, sinh kế, chính sách. Nhiều lá đơn tự nguyện xin thoát nghèo đã được người dân gửi đến chính quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/6, Ban Chỉ đạo Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo tỉnh Hoà Bình tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo tỉnh Hoà Bình.
Trần Kiên
(Thanh tra) - Ngày 23/6/2025, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ 32. Kỳ họp đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, mang tính cấp thiết của tỉnh.
Trần Kiên
Nam Dũng
Văn Thanh
Lê Hiền
Kim Thành
Nam Dũng
Văn Thanh
Kim Thành
Nam Dũng
Trần Kiên
Thanh Hoa
Bùi Bình
Lâm Ánh
Trần Kiên
Phương Anh
Hương Giang
Đình Thuyết