Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2012 - 06:41
(Thanh tra) - Dù chỉ mới là khởi đầu, nhưng tiềm năng và lợi ích mà giáo dục trực tuyến cho thấy mang lại cho người học, cho các thầy cô giáo một phương pháp sư phạm rất mới và thực tế, với hiệu quả rất cao.
Phụ huynh và học sinh tham khảo mô hình giáo dục trực tuyến tại ngày hội giáo dục
Tiện ích từ giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến là một trong những phương pháp cung cấp bài giảng từ xa qua Internet. Nội dung học được cung cấp dưới dạng các trang web, đĩa CD... và được đưa tới người học thông qua máy tính, truyền hình hay bảng thông minh. Ưu điểm của hình thức này là giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau qua email, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo video. Ngoài những ưu điểm như vậy, loại hình giáo dục này còn tiện lợi và dễ sử dụng khi tương tác với các ứng dụng công nghệ khác.
Hiện nay, một số trường Tiểu học, THCS tại TP. Hồ Chí Minh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ giảng dạy này trong việc giúp học sinh nâng cao vốn kiến thức ngoại ngữ và khả năng xử lý các tình huống ứng xử một cách mau lẹ.
Cô Nguyễn Hoài Lương, giáo viên trường Tiểu học Hòa Bình chia sẻ: Việc ứng dụng chương trình giáo dục trực tuyến học tiếng Anh không chỉ giúp các cháu hứng thú, mà còn mang lại nhiều hiệu quả giáo dục. Bởi ngoài giá trị là tính tương tác cao, chương trình e-Learning hay e-Study còn giúp các em học sinh thật sự chủ động trong việc khám phá, và nâng cao vốn ngôn ngữ cho mình khi được thảo luận, trao đổi trực tiếp với bạn bè, giáo viên. Do đó, hiệu quả là rất đáng ghi nhận.
TGĐ. Công ty CP Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ, Phan Thanh Sơn cho biết, Theo nghiên cứu của Ambient Insight Research (Hoa Kỳ), thị trường giáo dục trực tuyến thế giới năm 2010 đạt doanh thu 32,1 tỷ USD. Riêng ở Hoa Kỳ, hơn 98% Đại học sử dụng phương pháp này trong đào tạo. Ở Việt Nam, loại hình này mới chỉ ở những bước đi chập chững và gặp một số khó khăn, bởi quy mô của nhà đầu tư còn hạn chế, hệ thống quản lý người học chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán điện tử chưa phổ biến nên việc thanh toán học phí gặp khó khăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến, các giao dịch, thanh toán điện tử ngày càng phổ thông nên tôi nghĩ đầu năm 2014 sẽ là thời điểm bùng nổ của giáo dục trực tuyến.
Lợi ích xã hội và lợi nhuận
Theo các chuyên gia giáo dục, mô hình đầu tư cho giáo dục trực tuyến thường gồm các bước: Xác định đối tượng học tập, khối lượng kiến thức cần xây dựng, tiếp theo lựa chọn hệ thống quản lý người học, xây dựng nội dung, đưa bài giảng lên mạng, kinh doanh và hỗ trợ người học trực tuyến.
Trong bước xây dựng nội dung, giáo viên được chọn lựa phải phù hợp với hình thức trực tuyến bởi kiến thức, ngoại hình, chất giọng là những yếu tố để bài giảng thành công. Sau đó giáo viên cùng nhà đầu tư xây dựng đề cương khung, đề cương chi tiết. Khi ghi hình xong, bài giảng được xử lý hậu kỳ để kiểm tra lần cuối trước khi đóng gói và đưa lên Internet. Trong đó, hình thức thanh toán lại rất tiện ích và linh hoạt nên ngày càng thu hút học viên, vì họ có thể mua bài giảng bằng cách nạp tiền trực tiếp (tại trụ sở công ty), dùng thẻ học, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua các ví thanh toán điện tử trung gian như VnMart, Vcash, Nganluong, Payoo, Vietpay.
Một hiệu trưởng trường THCS ở quận 5 nhận định, hình thức học tập trên sẽ rất phù hợp trong tương lai khi học sinh, thầy cô giáo đều rành và ứng dụng CNTT thành thạo. Việc đưa hình thức học tập trực tuyến vào trường học, không chỉ giúp học sinh chủ động trong các buổi học, mà còn giúp các em có nhiều lựa chọn để trau dồi các kỹ năng học ngoại ngữ. Hiện nay, việc học tập trực tuyến của học sinh chủ yếu dựa trên nhu cầu thực tế của các em, các em thích học thì đề xuất với nhà trường, đóng tiền học theo từng tiết, từng tuần hay từng tháng (mức học phí khá rẻ). Các bảng từ thông minh, công cụ hỗ trợ, máy chiếu phần mềm… đều do đối tác cung cấp hỗ trợ để giáo viên giảng dạy.
Một chuyên gia trong ngành Giáo dục phân tích: Chi phí để mua bài giảng không lớn, nhưng doanh thu do loại hình này mang lại sẽ là siêu lợi nhuận nếu thành công, khi mà chúng ta có hơn 31% dân số, và còn đang tiếp tục tăng, nhất là lứa tuổi học sinh, sử dụng thành thạo Internet.
Ngoài ra, vì là hình thức mới, nên loại hình học tập này đang được hưởng lợi từ ưu đãi thuế. Điều đó chính là cơ sở để không ít đơn vị mạnh dạn đầu tư vì sự phát triển của loại hình học tập này trong tương lai.
Được biết, chỉ tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh, hiện đã có nhiều đơn vị nhìn đến lợi ích từ học tập dành cho xã hội, và tiềm năng lợi nhuận mà loại hình giáo dục này mang lại, nên đã mạnh dạn đầu tư tài chính cho hoạt động này như, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Y tế và Giáo dục Bản Việt, Công ty CP Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ… Trong đó, có đơn vị đầu tư lên đến cả trăm tỷ đồng như e-Study School do Công ty CP Đầu tư và Giáo dục Khôi Nguyên góp vốn, đã đầu tư cho hơn 150 phòng học tại 100 trường ở TP. Hồ Chí Minh.
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình