Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 24/10/2012 - 07:07
(Thanh tra) - Luật pháp của Việt Nam (từ năm 1945 đến nay) luôn khẳng định sự bình đẳng nam nữ trong tiếp cận đất đai. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, phụ nữ chưa thực sự có cơ hội tiếp cận đất đai ngang với nam giới.
Ảnh minh họa: Phụ nữ chưa thực sự có cơ hội tiếp cận đất đai ngang với nam giới. Ảnh: wikipedia
Tỷ lệ phụ nữ đứng tên chủ quyền đất ở và các loại đất khác thấp hơn so với nam giới. Ở nhóm phụ hệ thấp hơn nhóm mẫu hệ và nhóm song hệ, ở nông thôn thấp hơn ở đô thị.
Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đứng tên cùng chồng có xu hướng cao hơn nếu mảnh đất họ sinh sống do chính cha mẹ đẻ để lại, mảnh đất được cấp cho vợ hoặc chồng và những mảnh đất họ cùng mua sau khi kết hôn.
Sở hữu bình đẳng (hai vợ chồng cùng đứng tên) có xu hướng phổ biến hơn trong nhóm di dân, có học vấn cao hơn, có thu nhập cao hơn, có sự tham gia của phụ nữ trong các buổi họp tuyên truyền về pháp luật.
Tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị thực hiện việc đưa tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao hơn hẳn so với tại các địa bàn nông thôn, ở nhóm mẫu hệ và nhóm song hệ cao hơn hẳn so với nhóm phụ hệ.
Việc chia sẻ quyền quyết định giữa vợ chồng trong các giao dịch đất đai phổ biến hơn tại các địa bàn đô thị, ở các nhóm mẫu hệ và song hệ. Trong mọi quan hệ, vai trò quyết định của phụ nữ ở nông thôn là thấp nhất.
Về mặt lý thuyết, Luật Thừa kế của Việt Nam hiện nay đảm bảo sự bình đẳng cho nam và nữ. Trên thực tế, việc thực hành luật này vẫn tồn tại một số yếu tố loại trừ phụ nữ ra khỏi sự tiếp cận về đất đai. Luật nêu rõ rằng, di chúc của bố mẹ là vấn đề ưu tiên và thứ tự của việc thừa kế chỉ được đưa ra áp dụng khi người quá cố không để lại di chúc, song thực tế, di chúc của các gia đình thường không xem xét đến sự bình đẳng giới mà dựa trên những yếu tố như: Ưu tiên nam giới, thực hành phong tục, hoàn cảnh cá nhân và nối dõi.
Đáng nói là, luật về tài sản gia đình của Việt Nam hiện nay không phân định rõ ràng các chiều cạnh pháp lý của người thừa kế. Chẳng hạn, sự mơ hồ về con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, vợ hợp pháp…
Thực tế, nhiều vụ án mà hội đồng xét xử dựa vào khuôn mẫu và thực hành địa phương để đưa ra quyết định, áp đặt một khuôn mẫu của sự công bằng mang tính phân chia dựa vào lý và tình cảm trong việc áp dụng luật, đề cao sự thương thỏa.
Do Luật Đất đai mang tính chung, phổ quát nên khi thực hành trong các bối cảnh khác nhau vô hình chung tạo ra lực loại trừ phụ nữ ra khỏi sự hưởng lợi.
Trên phương diện hình thức, tổ/ban hòa giải đều thực hiện công việc hòa giải trên nguyên tắc “có lý, có tình”, song không phải khi nào cái lý cũng được đưa ra mà họ vẫn thường chú trọng vào cái tình, chú trọng vào truyền thống văn hóa, luật tục nhiều hơn. Việc đặt “cái tình” lên trên “cái lý” vô hình chung đã trở thành một rào cản rất lớn trong việc tiếp cận đất đai của phụ nữ. Tổ/ban hòa giải cố gắng khuyên giải và thuyết phục người phụ nữ nên tuân theo những phương cách họ cho là hợp với “phong tục tập quán” hoặc “đạo đức truyền thống”.
Rõ ràng, những lời khuyên của tổ/ban hòa giải thực sự chưa giúp người phụ nữ tiếp cận được tốt hơn với quyền lợi của họ mà trong rất nhiều trường hợp ngược lại. Nếu theo tình cảm giữ gìn đạo lý truyền thống tốt đẹp thì khó có thể thực hiện đúng pháp luật và ngược lại.
Nhìn chung, người phụ nữ cũng chịu thiệt thòi liên quan đến hoạt động lập di chúc nhằm phân chia đất đai và tài sản. Sự gia tăng rõ rệt giá trị của đất đai hiện nay khiến cho việc lập di chúc trở nên cần thiết, đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Đáng nói, dù di chúc được coi là thể hiện của sự tiến bộ, nhưng kể cả khi các gia đình thực hiện việc lập di chúc thì việc phân chia đất đai tài sản phần nhiều vẫn giống như cách phân chia thông thường, khi mà phần đất đai tài sản hầu hết (hoặc phần nhiều) dành cho con trai. Con gái thường được nhận phần ít hơn hoặc không có.
Để thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận với đất đai của phụ nữ, các nhà nghiên cứu khuyến cáo: Tăng cường công tác truyền thông một cách hiệu quả thông qua việc đổi mới cách thức và nội dung tuyên truyền; bớt “tình”, tăng “lý” của tổ hòa giải; giảm trừu tượng, tăng cụ thể trong các điều khoản luật bằng các văn bản hướng dẫn để mọi người thực hành thống nhất; khuyến khích, trợ giúp làm sổ đỏ theo qui định mới; cân nhắc những khác biệt về phong tục, giới, quan hệ xã hội, đặc tính vùng… trong các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Đất đai thay vì việc dùng luật như là một hệ thống cho tất cả.
Đặc biệt, cần quan tâm tới nhóm đối tượng ưu tiên là phụ nữ của các cộng đồng phụ hệ ở nông thôn và miền núi.
Thanh Hương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, đã diễn ra họp báo về Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, một sự kiện có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
T.Thanh
18:48 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, UBND quận Kiến An (Hải Phòng), tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Kim Thành
18:39 12/12/2024Nam Dũng
17:59 12/12/2024T.Thanh
13:44 12/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý