Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗi lo mang tên… Lúa

Thứ sáu, 07/06/2013 - 12:53

(Thanh tra) - Hiện nay, tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang… lúa Hè Thu đã vào vụ thu hoạch, nhưng áp lực tiêu thụ lúa đang đè nặng nên vai nhà nông. Vẫn một điệp khúc lập lại: Trúng mùa không vui. Bởi, giá lúa rất… bèo.

Điệp khúc… buồn

Tại Cần Thơ những ngày này, đi dọc Quốc lộ 91 từ Bình Thủy về các huyện vùng sâu Thới Lai, Cờ Đỏ, nhiều cánh đồng lúa Hè Thu sớm đã vàng rực. Một lão nông ở Thới Lai đang thu hoạch 1 ha lúa Hè Thu cho biết, vụ này năng suất gần 1 tấn/công, trúng hơn năm rồi 100 kg/công, nhưng giá lúa tươi IR50404 tại chân ruộng thương lái chỉ mua 4.200 đ/kg; còn lúa tươi hạt dài 4.500 đ/kg. Anh Hậu có 5 công, vụ này gieo sạ giống IR 50404. Một vài thương lái ghé qua nhưng chê chất lượng hạt gạo thấp nên chỉ trả giá có 4.100 đ/kg.

Ngay cả người làm lúa chất lượng cao trong vụ này cũng khó bán, giá thấp tè. Ông Bảy Tuyền, ở Thới Đông, huyện Cờ Đỏ vừa thu hoạch 1,5 ha Jasmine 85, năng suất 5,5 tấn/ha cũng đành chịu bán giá chỉ có 4.800 đ/kg, bán với giá này xem ra như không có lời. Đã vậy, dù giá thấp nhưng muốn bán cũng không dễ. Không hiểu sao lúc này thương lái rất im ắng, mọi năm đầu mùa thương lái đến hỏi mua nườm nượp.

Tương tự, tại Đồng Tháp nông dân cũng đang thu hoạch lúa Hè Thu sớm trong tâm trạng kém vui. Đến nay, nông dân các xã Láng Biển, Tân Kiều, Mỹ Quý, Thanh Mỹ… huyện Tháp Mười đã thu hoạch trên 10.000 ha, năng suất đạt 6,3 tấn/ha, tăng gần 0,4 tấn/ha so vụ trước.

Tuy trúng mùa nhưng nông dân vẫn không được vui bởi giá thấp quá. Giá lúa tươi hạt dài hiện nay chỉ 4.400 - 4.500 đ/kg, nếu sấy khô giỏi lắm cũng chỉ bán được 5.400 - 5.500 đ/kg.

Vụ Đông Xuân rồi giá lúa thấp, không lời lãi bao nhiều, nên vụ Hè Thu này nhiều nơi tranh thủ xuống giống sớm hy vọng đầu mùa được giá cao để gỡ gạt. Ai ngờ thu hoạch xong kêu lái bán giá cũng rẻ bèo mà chẳng có người mua. Thậm chí có người phải ngủ ngoài ruộng giữ lúa mà chưa biết tính sao.

Giá rẻ, mà chi phí cho vụ Hè Thu thường cao hơn nhiều so với lúa Đông Xuân. Ngoài chuyện giá cả, vụ lúa này nhà nông còn đối mặt với áp lực về công thu hoạch, lò sấy khi không bán được lúa tươi, vì luôn gặp bất lợi về thời tiết. Những ngày qua, do ảnh hưởng mưa lớn, lúa đổ ngã nhiều, không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt bằng tay lên đến gần 300.000 đ/công.

Theo tính toán, chi phí cho mỗi héc ta lúa vụ này từ 17 - 18 triệu đồng, với giá như hiện nay, lợi nhuận chỉ còn khoảng 7 - 8 triệu đồng/ha. Trong khi đó, một vụ sản xuất phải mất đến 3 tháng chăm sóc mới thu hoạch. Tính ra, mỗi tháng thu nhập của gia đình chưa được 1 triệu đồng, số tiền này không đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.

Giá lúa quá thấp nên nhiều hộ có điều kiện quyết định trữ lại chờ giá tăng thêm. Tuy nhiên, cũng không ít hộ đành bấm bụng bán lúa thơm với giá ngang ngửa lúa thường để trả nợ tiền vật tư nông nghiệp.

Áp lực tiêu thụ


Trong lúc lúa Hè Thu bước vào thu hoạch chính vụ, thì ở nhiều địa phương lúa Đông Xuân còn tồn đọng chưa tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng tuy mới vào đầu vụ nhưng giá lúa liên tục xuống thấp, lại có rất ít thương lái thu mua.

Tại Hậu Giang, nhiều nông dân trồng lúa chất lượng cao trong vụ Đông Xuân đến nay vẫn chưa tiêu thụ được, do giá thấp và ít người mua. Tin từ Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, thời gian qua, các công ty kinh doanh lúa gạo chủ yếu xuất khẩu gạo 25% tấm, nên thương lái thu gom chủ yếu lúa IR 50404. Do đó, người làm lúa chất lượng cao như Jasmine 85, OM 4900… rất khó tiêu thụ. Trong khi lúa Đông Xuân chưa tiêu thụ hết thì nhiều nơi lúa Hè Thu đã vào thu hoạch.

Chỉ riêng Hậu Giang, diện tích gieo sạ đợt 1 của vụ Hè Thu, khoảng 36.000 ha đã đến ngày thu hoạch. Tại huyện Châu Thành A, Vị Thủy, những hộ thu hoạch sớm đều đạt năng suất hơn 5 tấn/ha. Tuy nhiên, chuyện đầu ra đang là mối quan tâm lớn của nông dân cũng như nghành chức năng.

Tương tự, tại Kiên Giang tình trạng này đã thành nỗi lo, khi mà còn gần 600 ngàn tấn lúa hàng hóa của vụ Đông Xuân chưa tiêu thụ. Và khi lúa càng để lâu, áp lực càng lớn vì nhiều nơi đầu tháng 6 lúa Hè Thu đã vào vụ. Nếu tình hình tiêu thụ lúa không được cải thiện thì khi vào vụ thu hoạch rộ nông sẽ rất khó khăn. Nông dân chỉ biết trông chờ vào hạt lúa, mà làm ra không bán được, hoặc giá quá thấp thì lấy tiền đâu chi trả vốn đầu tư, sinh hoạt gia đình.

Theo nhiều nông dân, do giá lúa liên tục sụt giảm nên thương lái mua lúa cũng giảm dần. Nếu vào khoảng nửa tháng trước, khi gặt lúa đến đâu là bán xong lúa tươi đến đó, vì thương lái vào tận ruộng thu mua. Còn bây giờ, nếu muốn bán lúa thì phải kiếm thương lái đặt cọc trước 3 ngày mới dám đem máy vào cắt, còn thu hoạch theo ý mình thì phải chở lúa về nhà phơi.

Chính vì vậy, nhiều diện tích lúa tuy đã chín vàng đồng nhưng vẫn nằm chịu trận, trường hợp thời tiết thuận lợi thì đỡ lo lắng, nếu gặp mưa sẽ gây đổ ngã làm thất thoát coi như cầm chắc một vụ lúa… lỗ công.

Vũ Kỳ Phong

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm