Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ làm lệch chuẩn ngôn ngữ

Thứ ba, 19/06/2012 - 06:35

(Thanh tra)- Chỉ trong 19 tập của truyện “Thám tử Cônan” đã có hơn 1.000 từ đơn, thiếu nghĩa mang đầy tính bạo lực. Hay như truyện “Chàng hoàng tử và cô công chúa kỳ lạ” từ tể tướng đến thần dân và nhân vật bà già ai cũng “hic” theo ngôn ngữ của giới trẻ vị thành niên (teen). Không những thế, hàng loạt câu nói không chủ ngữ, vị ngữ với những ngôn từ cụt lủn xuất hiện với mật độ dày đặc.

Trẻ em TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đang đọc truyện tranh

“Nếu cậu không nói thì không ai bảo cậu câm”

TS Mai Thị Kim Thanh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, truyện tranh giúp các em hoạt bát, nhanh nhẹn hơn; giúp tìm được những hình mẫu lý tưởng để noi theo… Tuy nhiên, sự xuất hiện tràn lan, thiếu kiểm soát về nội dung truyện tranh và sự tác động tiêu cực của nó khiến xã hội không khỏi lo ngại.

Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã thống kê một số loại truyện tranh gần đây cho thấy, các em thường tiếp xúc với những cảnh đấm, đá, bạo lực với hàng loạt ngôn từ “bùm, chát, rầm, soẹt, chíu…”. Chỉ trong 19 tập của truyện “Thám tử Cônan” đã có hơn 1.000 từ đơn, thiếu nghĩa mang đầy tính bạo lực. Hay như, truyện “Chàng hoàng tử và cô công chúa kỳ lạ” từ tể tướng đến thần dân và nhân vật bà già ai cũng “hic” theo ngôn ngữ của giới trẻ vị thành niên (teen). Không những thế, hàng loạt câu nói không chủ ngữ, vị ngữ với những ngôn từ cụt lủn cũng xuất hiện với mật độ dày đặc.

Điều đáng nói, những câu văn thiếu chuẩn mực ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Cô Nguyễn Minh Tâm, giáo viên một trường THCS ở Hà Nội cho biết, ngôn ngữ trong truyện tranh ảnh hưởng khá nhiều đến cách viết văn của học sinh. Những câu được nhắc đến nhiều cũng được học sinh đưa vào trong rất nhiều bài văn như: “Nếu cậu không nói thì không ai bảo cậu câm”…

Một phụ huynh chia sẻ trên trang tretho.com: “Sau một thời gian đọc truyện “Tý quậy” (NXB Kim Đồng, được trao giải sách hay), con tôi thỉnh thoảng lại gọi bố mẹ là “ông già, bà già” một cách tự nhiên. Sau khi gặng hỏi thì mới vỡ lẽ, “anh Tí quậy cũng xưng hô như vậy”.

Cũng trên trang web này, nhiều phụ huynh khác bắt đầu phàn nàn con cái họ học theo các từ ngữ như “con ôn con”, “ông oánh chết bây giờ”, “bỏ mẹ”, “mẹ kiếp”… Những từ ngừ này xuất hiện trong truyện tranh, phim hoạt hình và ảnh hưởng tới các em với những cảnh đầy bạo lực.

“Với vốn ngôn ngữ đầu đời ảnh hưởng xấu như vậy, sẽ khiến trẻ khó có những câu văn trôi chảy để tiếng Việt mãi giữ được sự trong sáng. Không những thế, văn hóa giao tiếp của trẻ cũng như sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ chắc chắn bị lệch lạc”, TS Mai nhận định.

Chức năng giáo dục thấp hơn lợi nhuận


Theo GS.TS Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ngôn ngữ truyện tranh đang tồn tại 3 vấn đề: Thứ nhất, nhiều cuốn truyện tranh đưa sự không chuẩn hóa của tiếng Việt vào sách. Thứ hai, phần lớn truyện tranh trên thị trường là truyện dịch. Chưa kể đến trình độ người dịch, thì bản thân ngôn ngữ trong truyện đã mang phong thái nước ngoài. Trong khi đó, nhiều truyện tranh Việt Nam tự viết cũng chưa được chuẩn về ngôn ngữ. Thứ ba, truyện tranh còn chạy theo lợi nhuận. Thực tế, nếu như sách nghiên cứu chỉ in vài trăm bản thì truyện tranh in hàng nghìn, thậm chí hàng vạn bản. Chính điều này khiến các nhà xuất bản cho in nhiều truyện chất lượng chưa tốt, trong khi chức năng giáo dục của truyện tranh đang bị đặt thấp hơn lợi nhuận.

Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ về sự lệch và hoàn thiện nhân cách của trẻ trước sự tác động xấu của truyện tranh cần được nghiên cứu để có sự điều chỉnh. Muốn làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý văn hóa, các nhà văn… phải đặt chữ “tâm” lên hàng đầu để đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần giúp ngôn từ của truyện tranh thêm trong sáng. Đây cũng là một giải pháp làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm