Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 30/08/2011 - 07:10
(Thanh tra)- Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổi với PV Báo Thanh tra xung quanh việc các ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) giảm sức hút của khối C đối với thí sinh trong các kỳ thi đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ).
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
- Gần đây, các trường ĐH,CĐ đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) đang “đau đầu” vì số lượng và chất lượng đầu vào giảm sút, thậm chí nhiều trường đã xin Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tuyển sinh cả khối A cho những ngành học này. Ông nghĩ sao?
+ Tôi cho rằng, trong các ngành KHXH&NV vẫn có một số ngành hấp dẫn nhưng sự sụt giảm chung là rõ rệt. Theo tôi, trước hết phải lấy đó làm mừng. Vì như thế là thí sinh không phải quyết vào ĐH bằng mọi giá và vào bất cứ trường nào, ngành nào. Bởi, trước đây, một số em thi vào khối C không phải vì thích hay vì có năng khiếu mà vì tự thấy mình không thể thi được các khối A, B hay D; số thí sinh có năng khiếu và thích khối C không nhiều. Trong khi đó, mình cần đào tạo những người có năng khiếu và thích ngành đã chọn, không cần đào tạo những sinh viên “bất đắc dĩ”. Nay, các em đã biết chọn những ngành nghề hợp với mình, quan tâm đến “đầu ra”, thế là tốt. Nhưng để bảo đảm cân đối nhân lực cho phát triển đất nước thì một số ngành không hấp dẫn vẫn cần tổ chức đào tạo. Tôi lấy ví dụ, triết học hết sức cần; đất nước không thể không có chuyên gia trong lĩnh vực quan trọng này. Cũng không phải vì ít người thích học mà đóng cửa ngành đào tạo này; nhưng cũng không thể mỗi năm cho ra trường hàng trăm cử nhân triết học mà chất lượng không sử dụng được!
Nhiều ngành khoa học cơ bản rất cần thiết nhưng không cần số lượng lớn. Thậm chí, không nhất thiết năm nào cũng phải tuyển, có thể cách một năm tuyển một khóa. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các ngành này để họ đào tạo số lượng ít, nhưng đào tạo với chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của xã hội.
- Phải chăng chính vì chạy theo số lượng mà thực tế hiện nay ngay cả ngành Sư phạm cũng đang gặp vấn đề về chất lượng. Theo ông, nút thắt từ đâu?
+ Có một thời gian người ta lưu truyền câu “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” (cười). Sau đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí, đầu vào của các trường sư phạm khá hơn, thậm chí cao hơn nhiều trường khác. Nhưng bây giờ tình hình lại thay đổi, dù vẫn được miễn học phí nhưng ngành sư phạm không còn hấp dẫn nữa. Trước hết, vì thu nhập của ngành sư phạm thấp. Có dạy môn chính ở TP lớn, may ra mới có thu nhập từ dạy thêm, còn các môn khác với đồng lương ít ỏi như vậy làm sao sống được. Vì thế, phần lớn sinh viên ra trường đều muốn ở lại TP, mà TP gần như hết chỗ rồi. Thứ hai, có muốn về một số địa phương cũng không phải dễ, vì việc tuyển cán bộ bây giờ nhiều tiêu cực lắm. Tôi biết có những huyện đồng bằng xa lắc, xa lơ cũng phải nộp đủ 80 triệu đồng mới được về dạy ở trường THPT. Ngay một “chân” y tế học đường ở trường tiểu học cũng có giá 30 triệu đồng. Nếu chúng ta không đổi mới chính sách tuyển chọn, sử dụng cán bộ thì tình trạng này vẫn diễn ra.
- Theo ông, để hạn chế tình trạng này, Nhà nước có nên đặt hàng các trường đào tạo về lĩnh vực KHXH&NV?
+ Kinh nghiệm cho thấy, Nhà nước đặt hàng không bao giờ chính xác. Người ta cứ ngồi một chỗ rồi vẽ ra rất đại khái. Lẽ ra, mình phải có một cơ quan điều tra thị trường lao động. Các trường cũng phải có bộ phận marketting để làm công việc này. Nhưng thực tế, hiện nay các trường đang chạy theo số lượng sinh viên vì liên quan đến vấn đề học phí. Có học phí trường mới tồn tại được, còn vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội hiện nay như thế nào, ngành nào đang cần và cần bao nhiêu thì chưa trường nào làm được.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh