Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Yến
Thứ năm, 10/03/2022 - 11:11
(Thanh tra) - Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022- 2027) được tổ chức từ ngày 09 đến ngày 11 tháng 3 năm 2022 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.
Các đại biểu tham dự Đại hội. (Ảnh: TTXVN)
Ban Tổ chức cho biết, có nhiều điểm mới tại Đại hội này, cụ thể:
Trong quá trình chuẩn bị, dự thảo báo cáo chính trị được thảo luận, lấy ý kiến từ Đại hội cấp huyện (sớm hơn 1 cấp so với các nhiệm kỳ trước). Các vấn đề/giải pháp mới đều có các nghiên cứu, chuyên đề triển khai trước khi xây dựng dự thảo văn kiện, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho 5 năm tới.
Tổ chức 5 trung tâm thảo luận song song nhằm tạo điều kiện cho các đại biểu được thảo luận, tham luận theo các chủ đề mình quan tâm, đồng thời có nhiều thời gian để trao đổi, bàn luận về những giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả phương hướng hoạt động trong 5 năm tới.
Các hoạt động bên lề hưởng ứng các phong trào lớn của đất nước như Tết trồng cây góp phần thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và khôi phục kinh tế hậu Covid-19 bằng các mô hình hỗ trợ sinh kế.
Lần đầu tiên trong báo cáo chính trị đưa phần quan điểm - là định hướng xuyên suốt cho toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ trong phần phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027. Nội dung được xây dựng dựa trên các quan điểm của Đảng về định hướng phát triển đất nước xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc XIII và Chiến lược Phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035.
05 quan điểm cụ thể là:
1. Bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực tiễn và yêu cầu của phong trào phụ nữ trong giai đoạn mới, là cơ sở cho việc đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội, thực hiện chức năng đại diện, vai trò nòng cốt chính trị trong công tác phụ nữ của tổ chức Hội.
2. Lấy việc phát huy vai trò chủ thể, tiềm năng, thế mạnh, ý chí tự lực, tự cường của phụ nữ, đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ là nhiệm vụ xuyên suốt; lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ là mục tiêu; lấy sự hài lòng của phụ nữ là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội.
3. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chủ động tham mưu, đề xuất hoàn thiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội.
4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện là nhiệm vụ then chốt để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ, có khát vọng cống hiến là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội.
Các nhiệm vụ trọng tâm được thiết kế xoay quanh 3 yếu tố quan trọng đối với phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, đó là:
Xác định hội viên, phụ nữ là nhân tố sống còn - liên quan đến chức năng đại diện của Hội, nhiệm vụ 1 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Xác định việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị là nhân tố nền tảng, quy định thể chế, cơ chế, phương tiện... định hướng chính trị của tổ chức Hội, nhiệm vụ 2 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chức năng trên, chú trọng giám sát, phản biện xã hội và vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Xác định tổ chức Hội là nhân tố chủ chốt để thực hiện thành công chức năng, nhiệm vụ chính trị Hội, nhiệm vụ 3 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền