Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/12/2017 - 06:30
(Thanh tra)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dư luận để sửa đổi Luật Giáo dục (GD). Theo các chuyên gia, nhiều quy định trong Dự thảo Luật còn quá chi tiết và cứng nhắc, trong khi luật là phải đủ mở, đủ “thoát” để có thể áp dụng và điều chỉnh được mọi thứ. Vì vậy, cần nghiên cứu lại thật kỹ đừng để tự lấy tay... bó mình.
Dự thảo Luật GD sửa đổi quy định độ tuổi đối với trẻ vào lớp 1 là 6 tuổi, theo PGS Phạm Bích San mặc định như vậy là vô lý. Ảnh: HH
Mơ hồ, dài dòng, rất xa vời, và... thiếu?
Luật GD ban hành năm 1998, năm 2005 ban bố lại, năm 2009 đã sửa đổi, bổ sung, năm 2018 tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
PGS Đặng Bá Lãm - Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng Việt Nam cho rằng, mật độ sửa đổi như thế là quá dày đặc, điều đó chứng tỏ các dự thảo trước đây đều chưa được chuẩn bị tốt về các mặt. PGS Lãm nhấn mạnh, dự luật lần này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, vững chắc để sửa đổi một lần cho lâu dài.
Góp ý cụ thể cho việc sửa Luật GD lần này, GS Nguyễn Lân Dũng - Ủy viên Hội đồng GD Quốc gia cho rằng: Ngay mục tiêu đề ra trong dự thảo luật đã mơ hồ, dài dòng, rất xa vời nhưng lại còn thiếu.
Điều 1 dự Luật đưa ra mục tiêu giáo dục là: "... phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ tổ quốc, yêu cầu hội nhập quốc tế...".
GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn, đó là mục tiêu của... anh hùng lao động. Nó quá to tát, quá vĩ mô.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng phải tham khảo Luật GD của các nước để viết ngắn ngọn, súc tích hơn. GS lấy ví dụ cụ thể: "Tôi mới được mời tham gia làm cố vấn cho Hội Liên hiệp Thanh niên quốc tế, đại điện tổ chức 100 nước tham gia, nhưng mục tiêu của tổ chức đề ra là: "Đào tạo thanh niên thành những người lương thiện". Tôi cho rằng, quá hay, quá thực tế, tôi chỉ mong học sinh của chúng ta trở thành những người lương thiện trước khi trở thành người tài”.
Chung quan điểm, PGS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển cho rằng, việc xác định mục tiêu của ngành GD có quá nhiều vấn đề cả về mặt từ ngữ lẫn tư duy.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và 2 Điều 4 Luật GD như sau: "Hệ thống GD quốc dân là hệ thống GD mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của mọi người...”. “Những mục tiêu này nghe thì "to tát" nhưng đến cả những người có chuyên môn như tôi khi đọc cũng không hiểu hết được mục tiêu cụ thể muốn nói đến là gì?”- PGS Phạm Bích San nói thẳng.
Cho rằng, Luật là phải điều chỉnh rất cụ thể những hành vi của con người liên quan tới giáo dục; liên quan tới những vấn đề tái tạo lại các kiến thức giáo dục của con người, của cộng đồng người cho thế hệ mai sau. Do đó, PGS Phạm Bích San đề nghị, Ban soạn thảo phải làm rõ, cụ thể những điều đó trong Luật".
Bất nhất giữa luật "mẹ" và luật "chuyên ngành"
Lĩnh vực GD&ĐT đồng thời chịu sự điều chỉnh của 3 luật là Luật GD, Luật GD ĐH, Luật GD nghề nghiệp.
Để tránh sự bất nhất ở cả 3 luật khi điều chỉnh, PGS Đặng Bá Lãm nhấn mạnh, phải làm cho các văn bản pháp luật nhất quán với nhau. "Về mặt logic, tất yếu Luật GD phải được điều chỉnh trước. Quan trọng nhất là cần tránh việc lấy nội dung của các luật "chuyên ngành" ban hành sau, cũng như văn bản hiện hành để chỉnh sửa nội dung của luật "mẹ" như chúng ta từng làm thời gian qua".
PGS Đặng Bá Lãm cho rằng, cần bổ sung các nội dung liên quan đến việc phân tầng các cơ sở GD ĐH theo 2 định hướng nghiên cứu và ứng dụng - thực hành. Điều 42 về cơ sở GD ĐH cũng nên đổi tên “ĐH” thành “tổ hợp ĐH” để nhất quán với khoản 8 điều 4 Luật GD ĐH đã định nghĩa.
Về hội đồng trường, tại điều 53 nên bổ sung vào nhiệm vụ của Hội đồng trường có quyền được chọn lựa hoặc phế truất hiệu trưởng nếu không thực hiện các quyết nghị của hội đồng.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&DT cũng cho rằng, Dự thảo Luật GD sửa đổi còn có những quy định không tương thích với Luật GD ĐH. Lấy dẫn chứng cụ thể, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho biết: Trong quy định của Luật GD Điều 8 quy định về văn bằng chứng chỉ không còn phù hợp với cách tiếp cận hệ thống GD mở nữa, trong khi đó trong Luật GD ĐH sửa đổi thì có thay đổi cách tiếp cận rồi. Theo Luật GD ĐH sửa đổi thì văn bằng đã được định nghĩa hoàn toàn khác. Vì vậy, ngay cả GD nghề nghiệp văn bằng cũng phải thay đổi để tương thích.
Đáng lưu ý, vấn đề khiến chuyên gia lo lắng là Dự thảo Luật quy định quá chi tiết và cứng nhắc.
PGS Phạm Bích San nêu: Tại khoản 2 và khoản 3 điều 25 và khoản 1 điều 26 Luật GD sửa đổi, quy định cụ thể độ tuổi đối với trẻ vào lớp 1 là 6 tuổi, học sinh vào lớp 6 là 11 tuổi.
"Nếu theo quy định này, tôi xin hỏi nếu học sinh lớn tuổi hơn 11 thì có được đi học nữa không? Hay học sinh ít hơn tuổi 11, hay những học sinh bị trầm cảm đi học muộn... thì sẽ không đi học hay sao? - PGS Phạm Bích San băn khoăn.
PGS Phạm Bích San cho rằng: Mặc định đúng 11 tuổi mới được vào lớp 6 là vô lý, vì với trường hợp là thiên tài thì kể cả 5 tuổi cũng có thể vào lớp 6, thậm chí vào được cả ĐH. Kinh nghiệm khi xây dựng đạo luật là luật phải đủ mở, đủ thoát để có thể áp dụng và điều chỉnh được mọi thứ. Quy định quá chi tiết, quá cụ thể là tự lấy tay… bó mình.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng