Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm gì để xây dựng thành phố bền vững

Thứ ba, 10/07/2012 - 12:48

(Thanh tra) – Là quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức do sự bùng nổ của các thành phố. Làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải kiểm soát được những ảnh hưởng về sinh thái, cơ sở hạ tầng và xã hội, đó là những vấn đề được nêu ra và thảo luận tại hội thảo “Các thành phố bền vững, thách thức và cơ hội” tổ chức ngày 10/7 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội thảo

Các thành phố là động lực của sự tăng trưởng nhưng những nhu cầu đặc biệt của nó cũng đặt ra những thách thức to lớn. Cũng như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số đô thị tăng nhanh, khoảng cách giàu – nghèo càng lớn và quy hoạch thiếu hơp lý, sử dụng năng lượng chưa hiệu quả, lãng phí. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, y tế… chưa đáp ứng được yêu cầu, ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát… Làm thế nào để giúp các thành phố sử dụng điện năng hiệu quả, thân thiện với môi trường và có chất lượng cuộc sống cao hơn. Các thành phố đã tiêu tốn bao nhiêu nguồn tài nguyên và cần biện pháp, chiến lược gì để xây dựng một tương lai bền vững hơn? Đó là những câu hỏi cần đáp án để giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội  tại các thành phố với tầm nhìn dài hạn và phát triển bền vững.

Hiện nay, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam lớn nhất ở Đông Nam Á. Dân số đô thị chiếm 34% dân số toàn quốc và tốc độ tăng trưởng 3 – 4% mỗi năm. Đến 2020, dự báo dân số đô thị chiếm 45% dân số toàn quốc.

Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết: “Doanh nghiệp với vai trò là động lực phát triển của các thành phố đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải có tiếng nói và vai trò tích cực hơn trong việc phối hợp với chính quyền và các bên liên quan để xây dựng các đô thị phồn vinh và bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là phát triển hiệu quả và bền vững một hệ thống đô thị quốc gia, trong đó có các đô thị trung tâm, với quy mô và tính chất đa dạng được phân bổ trên không gian lãnh thổ toàn quốc. Phát triển đô thị không chỉ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà còn bảm đảm an ninh quốc phòng”.

Quang cảnh hội thảo


Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao sáng kiến của đơn vị tổ chức trong điều kiện Việt Nam đang cần giải pháp hiệu quả, khoa học hơn để phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ khuyến khích các Bộ ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, hợp tác, học tập kinh nghiệm các nước về các mô hình phát triển bền vững và quản lý đô thị hiện đại trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch xây dựng phát triển đô thị có ý nghĩa chiến lược theo hướng phát triển bền vững, đô thị sinh thái, kiến trúc xanh.

Để phát triển bền vững trong thế kỷ XXI, các đô thị của Việt Nam cần thân thiện với con người, môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn trước hiểm họa thiên nhiên và có bản sắc văn hóa đặc trưng. Hội thảo sẽ góp phần tìm ra giải pháp trong dự báo, thiết kế, quy hoạch các đô thị và xây dựng, phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng, giàu bản sắc.

Cũng tại hội thảo, ông Lothar Herrman, Tổng Giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương đã giới thiệu về dải sản phẩm, hệ thống và dịch vụ cho các thành phố đang đối mặt với thách thức ở nhiều lĩnh vực như giao thông, tòa nhà, chiếu sáng, cung cấp năng lượng, y tế, nước và an ninh.

½ dân số thế giới hiện đang sống tại các thành phố. Theo dự đoán mới đây, đến năm 2030, sẽ có thêm khoảng 2 tỷ người sinh sống tại các thành phố lớn, chiếm khoảng 60% dân số thế giới. Bên cạnh tầm quan trọng về mặt kinh tế, các trung tâm đô thị là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiêu thụ về năng lượng và tài nguyên ngày một tăng cao. Các thành phố này tiêu tốn 75% nguồn năng lượng và 60% lượng nước sạch của cả thế giới, đồng thời sản sinh đến 70% lượng phát thải khí nhà kính.

(Số liệu do ban tổ chức cung cấp)

Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm