Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 08/10/2012 - 09:18
(Thanh tra) - Thành phố Hà Nội vừa tổ chức 10 năm tuyên dương thủ khoa các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô. Thống kê từ Sở Nội vụ Hà Nội cho thấy, trong 10 năm qua, có gần 1.100 thủ khoa được vinh danh, nhưng chỉ có 1/10 trong số đó về làm việc tại các cơ quan hành chính thuộc Hà Nội. Thế nhưng, một số thủ khoa sau khi đồng ý nhận việc được một thời gian, cũng xin nghỉ, chuyển sang làm việc ở những nơi hấp dẫn hơn, hoặc tìm kiếm cơ hội học tập ở nước khác. Như vậy là dù từng có được nhân tài nhưng các địa phương vẫn phải chấp nhận “thả” họ ra khi không thể... giữ nổi.
Từ trước tới nay, chúng ta hay đề cập tới việc sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học không chịu về các địa phương, vùng miền khó khăn làm việc. Nguyên nhân vì điều kiện kinh tế ở đó còn khó khăn, lương và chế độ đãi ngộ còn thấp, môi trường làm việc chưa đủ sức hấp dẫn... Tuy nhiên, nếu như Hà Nội với những cơ quan hành chính đầu não của cả nước, có sự phát triển kinh tế năng động, lại không đủ sức thu hút nhiều thủ khoa về làm việc lại là điều đáng quan tâm.
Nếu nói Hà Nội không cải thiện chính sách, chế độ đối với nhân tài là không chính xác, bởi trong những năm gần đây, thành phố đã rất chú trọng, tạo mọi điều kiện cho các thủ khoa vào làm việc phù hợp với khả năng. Thậm chí, ngay cả những thủ khoa không có hộ khẩu Hà Nội vẫn được ưu tiên nhận thẳng vào công tác tại các cơ quan. Mặt khác, có cơ quan còn ưu tiên xét tuyển các thủ khoa đi học nước ngoài với nhiều ưu đãi như được hỗ trợ kinh phí trong thời gian đi học; được tạm ứng các khoản phí khi làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ...
Với nhiều bạn trẻ không tốt nghiệp thủ khoa, được làm việc tại nơi ngàn năm văn hiến là cả một niềm mơ ước lớn. Vậy mà, những chế độ ưu đãi trên với các thủ khoa, dường như chưa đủ thuyết phục. Thực tế này đặt ra câu hỏi, là liệu thành phố Hà Nội đưa ra chính sách sử dụng và thu hút nhân tài đã thực sự khoa học? Khi mà, từ lúc còn ngồi trên ghế giảng đường, hay trước khi nhận tốt nghiệp, các thủ khoa tương lai đã được các Tập đoàn, công ty liên doanh nước ngoài trọng thị mời chào với lương hậu hĩnh, đãi ngộ hấp dẫn, và được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, hiện đại…
Động thái này của các cơ quan Nhà nước ở Hà Nội lại đến chậm hơn rất nhiều so với các Tập đoàn, công ty. Điều này cũng dễ hiểu, bởi các cơ quan, đơn vị cần phải đợi cơ chế tuyển dụng, chỉ tiêu biên chế… rồi mới “quyết” được. Đó là chưa nói, nhiều thủ khoa cho biết, các cơ quan hành chính thường tuyển dụng nhân lực vào những vị trí không phù hợp với ngành nghề họ theo học, dẫn đến tình trạng “cung - cầu” không gặp nhau, đôi bên không thể tìm được tiếng nói chung.
Một thực tế là hiện nay, nhiều thủ khoa đã không chọn đi làm ngay, mà chọn con đường tiếp tục học lên bậc cao, hoặc sang nước ngoài học tập. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cánh cửa FDI ngày càng rộng mở, lại có nhiều chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, con đường du học đang đến với nhiều người. Việc các thủ khoa chọn con đường tiếp tục học tập nâng cao trình độ là lựa chọn chính đáng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là sau khi học tập ở nước ngoài xong, nhiều người đã quyết định ở lại sinh sống, làm việc. Trong khi đó, Việt Nam lại đang thiếu và rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước.
Nhìn lại sự việc trong 10 năm qua, gần 1.100 thủ khoa được vinh danh nhưng chỉ có 1/10 trong số đó về làm việc tại các cơ quan hành chính thuộc Hà Nội mới thấy thật đáng buồn.
Việt Nam đang để lãng phí nhân tài quá nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta đã để lọt “ngọc quý” vào nước khác. Các cơ quan ở Hà Nội mà người tài chẳng màng, thì những địa phương khác sẽ thế nào? Nếu tình trạng này kéo dài, liệu trong tương lai, Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển đất nước? Đây thực sự là vấn đề đáng suy nghĩ…
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC