Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 28/07/2012 - 06:54
(Thanh tra)- Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành về quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm (GMGSGC) tập trung, nhưng đến nay hầu hết các tỉnh phía Bắc chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương; nhận thức chưa đầy đủ về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và chưa xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, tiêu thụ động vật chưa qua kiểm dịch.
Giết mổ GSGC tại các cơ sở, cửa hàng nhỏ lẻ sẽ sớm chấm dứt
Hơn 10.000 cơ sở giết mổ chưa được kiểm soát
Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước có 28.285 điểm giết mổ nhỏ lẻ, trong đó 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc có 11.485 điểm. Đáng nói, chỉ có 929 cơ sở, điểm giết mổ được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát (chiếm 8,05%); còn lại 10.556 cơ sở, điểm giết mổ không được kiểm soát. Đây chính là nguy cơ lớn có thể gây lây lan dịch bệnh và không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, với số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ rất lớn và phân bố rải rác trong các khu dân, đặc biệt là khu vực ven đô và vùng nông thôn thì lực lượng cán bộ thú y không thể đủ để thực hiện công tác kiểm soát. Bên cạnh đó, việc quản lý của chính quyền địa phương nhiều nơi thiếu chặt chẽ, thậm chí còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, tư thương đã lợi dụng GMGSGC bị bệnh làm lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, hiện nay, cả nước chỉ mới có 36 tỉnh, TP được cấp thẩm quyền phê duyệt đề án quy hoạch GMGSGC; 21 tỉnh, TP đang xây dựng đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, trong đó có Hà Nội; 6 tỉnh chưa thực hiện việc quy hoạch bao gồm: Yên Bái, Nam Định, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Giang.
Đối với 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc, hầu hết việc xây dựng quy hoạch cơ sở GMGSGC đều được UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT lập đề án, chỉ có duy nhất TP Hà Nội là công tác này được giao cho Sở Công thương.
Tại thời điểm báo cáo, trong 12 tỉnh trọng điểm, còn 2 tỉnh là Nam Định, Bắc Giang chưa khởi động thực hiện xây dựng dự án quy hoạch cơ sở GMGSGC; 5 tỉnh, TP đang xây dựng dự án quy hoạch cơ sở GMGSGC là Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình. TP Hà Nội chưa phê duyệt quy hoạch tổng thể cơ sở GMGSGC, nhưng đã xây dựng và đưa vào hoạt động được 5 cơ sở giết mổ nằm trong dự kiến quy hoạch.
Tại TP Hà Nội, hiện nay có 3 cơ sở giết mổ lợn với dây chuyền giết mổ công nghiệp công suất từ 400 - 1.000 con/ngày. Tuy nhiên, các cơ sở này cũng chỉ hoạt động cầm chừng (20 - 30 con/ngày) chủ yếu cung cấp cho một số siêu thị, khách sạn.
Giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương
Theo đề nghị của lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, nên có chính sách từ Chính phủ để khuyến khích tạo điều kiện về thuế, đất đai, sau giết mổ… thì các doanh nghiệp mới có thể làm được những mô hình công suất lớn. Cùng với đó, Hà Nội đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền để cho vận dụng mô hình khuyến nông với công tác quản lý GMGSGC. Tới đây, UBND TP Hà Nội quyết liệt yêu cầu tất cả các hộ dân giết mổ nhỏ lẻ phải vào cơ sở tập trung. Đề nghị Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ giao cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính trong quản lý GMGSGC. Chính quyền không ra tay thì không thể làm được.
Ông Nguyễn Văn Tân, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam kiến nghị, Chính phủ cũng như Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp luật đồng bộ có tính khả thi cao. Hiện, một số văn bản pháp luật ban hành ra nhưng không thực hiện được. Tiếp đó, khi có văn bản của Bộ NN&PTNT quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương để thực hiện và triển khai đồng loạt công tác quản lý GMGSGC tại các địa phương, đề nghị có lộ trình thực hiện và triển khai theo từng giai đoạn; xử lý nghiêm các đơn vị, người đứng đầu không triển khai hay có vi phạm.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, trên cơ sở thống kê các điểm giết mổ và nhu cầu của từng địa phương, thì sẽ chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng cơ sở GMGSGC tập trung trước 31/12/2012. Đồng thời, xây dựng lộ trình đưa các hộ, điểm đã có quy hoạch nhỏ lẻ phân tán vào giết mổ tại các địa điểm đã được quy hoạch, chậm nhất là đến ngày 31/12/2013. Và, đến ngày 30/6/2015, toàn bộ hoạt động GMGSGC trên địa bàn các tỉnh, TP phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung. Tiếp đó, chậm nhất đến ngày 30/6/2013, các địa phương phải chấm dứt tình trạng vận chuyển thịt GSGC trên phương tiện không có thùng kín. Trước đó, sẽ có cơ chế hỗ trợ đầu tư đóng mới, cải tạo phương tiện vận chuyển thịt GSGC bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
H.Oanh - T.Văn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, gây khó khăn, chậm trễ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2024 - 2025.
Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV