Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/02/2012 - 13:29
Ngày hôm nay (1/2), Hà Nội chính thức áp dụng phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học tại 10 quận nội thành và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì theo sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Đường phố đã giảm ùn tắc sau khi có sự điều chỉnh giờ làm, giờ học. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Việc điều chỉnh này có tác động mạnh nhất đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và kéo theo sự đảo lộn rất lớn đối với cuộc sống của nhiều gia đình. Vì vậy, ngay trong ngày đầu tiên, những người nằm trong đối tượng áp dụng quy định này đang loay hoay, bỡ ngỡ và phải tập làm quen.
Loay hoay làm quen giờ
Dừng xe trước cổng trường Trung học phổ thông Việt Đức, chị Trần Thị Thoa vẫn lo ngay ngáy vì lịch đón đưa con học lớp 10 sẽ thay đổi từ ngày hôm nay do có sự điều chỉnh giờ. Chị Thoa cũng không biết tính toán sao để "khớp" lịch sinh hoạt của cả nhà.
“Gia đình tôi sống cùng ông bà nội nên thường ăn cơm lúc sáu rưỡi tối. Nhưng bây giờ, 7 giờ tối cháu mới tan học, về tới nhà, tắm giặt, sớm nhất 8 giờ tối mới có thể ăn. Ông bà đã lớn tuổi, không thể ăn uống muộn như vậy nên chắc chắn sẽ phải dùng bữa trước," chị Thoa buồn bã nói.
Theo chị, đổi giờ không chỉ tác động đến việc ăn uống mà việc học của các cháu cũng bị ảnh hưởng theo. Thời gian học buổi tối bị rút ngắn đi. Đặc biệt, trong tuần này, các lớp học thêm của cháu đều phải tạm nghỉ để các cháu ổn định tâm lý và làm quen với thời gian biểu mới.
Con trai chị vốn học thêm hai buổi tối/tuần từ 19 – 21 giờ. Với thay đổi mới này, lớp học buộc phải lùi lại giờ từ 20 – 22 giờ. Vừa băn khoăn thời gian một tiếng không đủ để ăn uống và nghỉ ngơi sau một ngày học tập, chị lại lo lắng chuyện an ninh khi con một mình đi học về lúc đêm khuya.
Nhiều sinh viên cho biết, chắc chắn cuộc sống và việc học tập của họ sẽ thay đổi lớn nếu áp dụng phương án đổi giờ học. Lý do là vì ngoài việc học chính, họ còn nhiều công việc khác như làm thêm, học thêm… Nếu tan học lúc 7 giờ tối thì gần như việc làm thêm là không thể, còn nếu học thêm thì ít nhất cũng phải 9 giờ 30 tối mới tan.
Trong khi đó, ngoài việc lo đổi giờ học giờ làm sẽ ảnh hưởng đến việc đưa đón con cái và sinh hoạt hàng ngày thì nhiều người học tại chức trong các trường Đại học cũng đang sốt ruột bởi họ sẽ phải lùi thời gian học tối.
Hiện nay, thời khóa biểu phổ biến cho hệ tại chức của các trường ĐH là bắt đầu học từ 6h chiều đến 8 giờ 30 tối. Nhưng khi lịch đổi giờ áp dụng, hệ chính quy tan học lúc 7 giờ tối mới có phòng để học, nếu vào học ngay thì cũng phải 9 giờ 30 tối mới tan.
Nhiều ý kiến cho rằng, quãng thời gian từ 5 giờ-5 giờ 30 (lúc tan sở) đến 7 giờ tối sẽ trở nên vô ích khi phải chờ đợi thời gian đón con và vào học tại chức.
Nới rộng giờ cao điểm
Ngay trong ngày đầu tiên đổi giờ, giao thông Hà Nội đã chia làm nhiều khung giờ cao điểm nhỏ do các đối tượng tham gia lưu thông trên đường đã có sự bố trí lệch nhau. Vì thế, hầu hết các tuyến phố, giao thông chỉ ùn ứ mà không tắc.
Trước kia, tại các tuyến phố Chùa Bộc, Thái Hà, Nguyễn Lương Bằng, Đê La Thành... thường xuyên là điểm “nóng” giao thông mỗi khi vào giờ “vàng” các phương tiện chen chân nhích lên từng bước, từng hồi còi inh ỏi bấm váng đường, nhiều người lao xe lên cả vỉa hè nhằm thoát khỏi ùn tắc giao thông.
Nhưng sáng nay, với các đối tượng áp dụng điều chỉnh giờ được bố trí thời gian lệch nhau 30 phút thì lưu lượng người tham gia giao thông giảm, các tuyến đường này đã không ùn tắc mà dòng người, xe cộ nối đuôi nhau chầm chậm đi.
Tại các tuyến đường này, mặc dù lượng phương tiện vẫn đông nhưng xe cộ vẫn có thể lưu thông với tốc độ chậm, không phải dừng lại do ùn tắc, khác hẳn những ngày trước đó, trong các giờ cao điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, thậm chí kéo dài từ 15-20 phút.
Tuy nhiên, do lòng đường hẹp, cho nên tại một số ngã ba khi xe ô tô ở trong ngõ chạy ra, quay đầu, thường chắn hết lòng đường gây ùn ứ giao thông cho các phương tiện phía sau.
Một Trung úy giao thông đội số 3 đứng trực phân luồng giao thông tại nút Trường Chinh – Tôn Thất Tùng, điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông cho biết: “So với ngày hôm qua khi chưa tiến hành đổi giờ, tuyến đường Trường Chinh vào sáng nay việc đi lại thông thoáng hơn, không còn xảy ra ùn ứ như trước kia.”
“Lúc 7 giờ sáng lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông có đông hơn nhưng cũng chỉ xảy ra ùn ứ nhẹ do phụ huynh, học sinh đưa con đi làm, sau đó mới đến công sở nhưng nhìn chung không xảy ra ùn tắc,” trung úy này nhìn nhận.
Chị Thu Hà nhà ở quận Đống Đa làm việc trên phố Hàng Bông thường ngày vẫn phải “vật lộn” với đoạn đường dài hơn 6 cây số tới nơi làm và phải bố trí thời gian đi từ rất sớm để tránh ùn tắc.
“Trước đây mình đi làm hết gần một tiếng thì bây giờ chỉ mất khoảng 30 phút vì đường lúc này sẽ vắng hơn. Đi nhanh hơn, nên cũng sẽ tiết kiệm được cả tiền xăng,” chị Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ông Khuất Việt Hùng, Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội), giải pháp thay đổi giờ làm, giờ học mà Hà Nội thực hiện, nếu hiệu quả nhất thì cũng chỉ làm thay đổi 70% lưu lượng tham gia giao thông trong giờ cao điểm.
“Khi triển khai Hà Nội nên nghiên cứu kỹ chuỗi chuyến đi, hoạt động trong ngày của các nhóm dân cư, sau đó đưa chuỗi chuyến đi lên mô hình giao thông để xem hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra trên tuyến đường nào, giờ nào, từ đâu đến đâu, sau đó mới tính toán điều chỉnh giờ làm, giờ học của nhóm đó.…,” ông Hùng đưa ra quan điểm.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết: “Về phương án triển khai điều chỉnh giờ học, giờ làm, Sở Giao thông Vận tải đã có thông báo rộng rãi đến các trường. Các trường phải có trách nhiệm thông báo với học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.”
Đánh giá tác dụng của việc thay đổi giờ, ông Tân cho rằng, giờ cao điểm của giao thông Hà Nội sẽ được nới rộng ra. Trước đây, giờ cao điểm là 6 giờ 30 thì hiện nay sẽ lùi xuống từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, chiều từ 16 giờ đến 20 giờ./.
(Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình