Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giảm áp lực lên quỹ bảo hiểm xã hội

Thứ ba, 24/04/2012 - 10:22

(Thanh tra)- Theo TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội): Nếu nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ bằng nam giới thì chi trả lương hưu sẽ giảm bớt khoảng 4,5 nghìn tỉ đồng (0,4% của tổng sản phẩm nội địa - GDP).

Hơn nữa, gánh nặng này sẽ còn tăng cao hơn từ năm 2020, khi số lượng lớn lao động ở khu vực tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 1995 đến tuổi được hưởng lương hưu (khu vực tư nhân mới được tham gia BHXH từ năm 1995).

TS Hương cho biết, theo quy định hiện hành tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thấp hơn nam giới 5 năm, dẫn tới thời gian làm việc của họ ngắn hơn, cũng có nghĩa phụ nữ có ít cơ hội được đề bạt tới các vị trí cao hơn so với nam giới. Hiện có tới 41% phụ nữ vẫn tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu.

Trong khi đó, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng khiến thời gian trả lương hưu tương đối dài, bình quân gần 20 năm.

Theo tính toán của BHXH Việt Nam, với mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định hiện hành thì đến năm 2023, số thu cho quỹ BHXH sẽ bằng số chi và từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong năm, phải trích sử dụng thêm kết dư của thu các năm trước mới bảo đảm đủ chi cho các đối tượng hưởng lương từ quỹ này. Hơn nữa, đến năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi phù hợp thì số thu BHXH trong năm và kết dư của các năm trước bắt đầu không bảo đảm khả năng chi trả.

Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2007 - 2011, mỗi năm có trên 100.000 người nghỉ hưởng lương hưu hằng tháng, nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%; tiền lương hưu bình quân tháng tại thời điểm tháng 12/2011 là 2,44 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, so với các nước trên thế giới, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới ở Việt Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ, tiến bộ. Từ Hiến pháp tới các bộ luật đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển. Vì vậy, cần có lộ trình phù hợp để tránh khó khăn cho doanh nghiệp, bởi quy định này sẽ tác động tiêu cực tới năng suất lao động trong một số lĩnh vực nhất định.

TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, ngoài việc quy định nam 60, nữ 55 thì chúng ta nới cho 2 đối tượng. Với nhóm đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên và lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ hạ thời gian nghỉ hưu. Nhưng nghỉ sớm bao nhiêu năm cần phải có tính toán tránh dẫn tới tình trạng hiện nay, có người 45 tuổi đã nghỉ hưu, dẫn tới nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH. Nhóm thứ 2 là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như GS, TS, bác sĩ, nhóm các nhà quản lý, nhóm lao động đặc thù cần nâng tuổi nghỉ hưu lên. “Lần này Quốc hội sẽ quyết định nâng tuổi của 3 nhóm đó lên để trong thời gian tới, khi đủ điều kiện, chúng ta sẽ nâng tuổi nghỉ hưu không chỉ của nữ mà cả của nam”, ông Lợi nói.

Hà Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm