Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc cải cách ấn tượng trong ngành Giáo dục!

Thứ sáu, 07/08/2015 - 07:52

(Thanh tra)- Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa hoàn thành dự thảo: Thay vì học sinh phải học 13 môn như hiện nay sẽ giảm xuống còn 7 - 8 môn đối với bậc THCS và 4 môn đối với bậc THPT.

Ảnh minh họa: internet

Thông tin này được hàng triệu phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh đón nhận trong niềm vui và chờ đợi. Nhiều người trong số họ đã thở phào vì sắp trút bỏ được gánh nặng cho con em mình. Cải cách đảm bảo sự cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp từng cấp học, lớp học, thống nhất giữa các lớp trước và sau, tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên và tiến tới sự tương thích với chương trình giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới.

Theo thiết kế, mỗi lĩnh vực sẽ có các môn học cốt lõi và có điều chỉnh theo lớp, theo cấp. Cụ thể như: Lĩnh vực giáo dục khoa học ở các lớp 1, 2, 3 sẽ có môn học Cuộc sống quanh ta và tới lớp 4, 5 tách thành hai môn Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên tương ứng với hai môn khoa học xã hội (tích hợp nội dung của các môn học truyền thống Lịch sử, Địa lý) và khoa học tự nhiên (tích hợp nội dung của các môn học truyền thống Vật lý, Hóa học, Sinh học).

Nếu ở giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học, THCS) nhiều môn học truyền thống được tích hợp trong môn học mới thì ở bậc THPT, một số môn học truyền thống được trở lại như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và theo đó là nhiều chuyên đề học tập mới mang định hướng nghề nghiệp cao.

Điểm mới trong dự thảo là cả 3 cấp học, hệ thống môn học đều được chia thành các môn học bắt buộc và các môn tự chọn. Trong nhóm môn học tự chọn cũng có nhiều loại: Học sinh có thể chọn hoặc không chọn; những môn bắt buộc phải lựa chọn... Khi lên bậc THPT còn lại 4 môn bắt buộc đó là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Công dân với Tổ quốc. Bên cạnh đó, học sinh THPT tự chọn các môn khác để phù hợp với nguyện vọng, sở trường định hướng nghề nghiệp tương lai và trước mắt là sự chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi vào đại học, cao đẳng. Lộ trình này rất rõ ràng. Những kiến thức các em học là phục vụ cần thiết trước hết cho việc thi tuyển và sau đó là nghề nghiệp tương lai.

Cuộc cải cách này là kết quả tất yếu và rất được ghi nhận của chương trình nghiên cứu dài hơi được thực hiện bởi nhiều chuyên gia về giáo dục. Cuộc cải cách là bước khởi đầu khắc phục tình trạng chương trình giáo dục hiện nay quá hàn lâm, nặng về lý thuyết, nhồi nhét nhiều kiến thức trong khi kỹ năng ứng dụng, thực hành lại rất hạn chế. Do sự thay đổi cho nên có nhiều môn học có tên gọi mới, thực chất là gom nội dung một số môn học trước đây thành một môn học mới dưới dạng tích hợp, giữ lại những nội dung cơ bản, loại bỏ sự rườm rà, thiếu giá trị thực tiễn. Từ thực tế trên cũng đặt ra nhiệm vụ đào tạo giáo sinh ở các trường sư phạm theo đúng chuyên môn của các môn tích hợp. Trong khi chưa có giáo viên mới đảm nhận môn mới thì các giáo viên dạy đơn môn trước đây sẽ đảm nhận từng phần theo chương trình. Việc cải cách nội dung, số lượng môn học sẽ tạo điều kiện chủ động cho các trường phổ thông linh hoạt xây dựng kế hoạch giảng dạy cho mình và khai thác có hiệu quả nhiều bộ sách giáo khoa, tài liệu hiện có nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện kiến thức cho học sinh.

Chương trình cải cách sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu bắt đầu từ năm 2018, cụ thể: Năm học 2018 - 2019 triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 1, lớp 6 và lớp 10; năm học 2019 - 2020 triển khai lớp 2, lớp 7 và lớp 11; năm học 2020 - 2021 triển khai lớp 3, lớp 8, lớp 12...

Lịch sử giáo dục Việt Nam đã từng trải qua nhiều cuộc cải cách (năm 1950, 1956, 1981, 1989, 2000, 2001, 2002) nhưng lần nay là cuộc cải cách mạnh mẽ và sâu sắc nhất. Hy vọng nền giao dục nước nhà có chất lượng giáo dục ngang tầm với khu vực và tiến tới tương thích với thế giới.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm