Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/06/2012 - 06:25
(Thanh tra)- Khi nghe tin trường này, trường kia có tiêu cực về giảng dạy, thi cử, bằng cấp, nghiên cứu khoa học... ông bạn tôi, một giáo sư có uy tín, thường chép miệng: Thật không bằng thời phong kiến, không bằng thời Cụ Hồ đi dạy.
Thế là rõ. Học hành thì nhiều hơn, kiến thức nhiều hơn, dân trí cao hơn... Trường học, cấp học nhiều hơn, gấp ngàn lần. Nhưng, thi cử không bằng thời “lều chõng” là xét về sự nghiêm túc, sự tuyển chọn, đạo đức người thầy...
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có một đề, thi cùng một thời gian, các môn như nhau, để có đánh giá đúng về chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục... Nhưng rồi, nhiều nơi, nhiều năm nay, tình trạng tiêu cực trong thi cử vẫn mãi tồn tại. Điều này, những năm 1980 đã bắt đầu có biểu hiện, nhen nhóm, vị thành tích, lợi dụng phụ huynh, học sinh... Và ngày càng phát triển sâu rộng. Tiểu thuyết “Bi kịch mái trường” in năm 1991 đã miêu tả một kỳ thi điển hình về tiêu cực, mọi lực lượng coi thi, bảo vệ, công an, phụ huynh đều đi ném bài, phao thi cho thí sinh, hồ hởi như đi hội. Lãnh đạo huyện, sở, hội đồng coi thi… “bó tay”.
Năm nay, tự học sinh phản ứng với kiểu thi “nhất thế giới” này về tiêu cực nên đã dùng điện thoại di động quay lén từng cảnh một làm bằng chứng (tại Bắc Giang). Nhưng, dư luận phụ huynh thì cho rằng, cảnh tệ hại đó diễn ra tại nhiều nơi, vì sự dạy, sự học, vì kiểu “cho điểm lấy thành tích”, “vì nhà trường”, “vì học sinh thân yêu”, đã đặt học sinh “ngồi nhầm chỗ” ở nhiều cấp học...
Nếu có cảnh “lều chõng” như xưa, chắc gì đã có học sinh thi? Nhưng, như cảnh quay, việc tổ chức thi mà thiếu thanh tra, kiểm tra nghiêm túc như thế thì thà rằng bỏ bớt các kỳ thi cho đỡ mang tiếng hình thức, bôi nhọ nhà trường quá thể!
Tiêu cực không chỉ len đến trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp, mà đã len đến các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đại học, các kỳ thi hành chính, chính trị để lên thạc sĩ này, tiến sĩ kia của các học viện cao cấp, để thăng hàm, nâng cấp bậc. Thậm chí, nạn đạo văn, đạo bằng cấp đã và đang diễn ra sôi động, khá phổ biến, nạn thi thay, học hộ chưa hề chấm dứt... Một số tạp chí khoa học nước ngoài vừa thông báo “bóc công trình nghiên cứu khoa học” của giáo sư A, tiến sĩ B... người Việt vì... đạo văn. Âu cũng là hệ quả, thói quen, văn hoá từ thời đi học!
Một hiện tượng “phi phàm” nữa của các thầy là việc liên kết đào tạo, giữa trường đại học và địa phương và các ngành, lấy thu nhập và bằng cấp làm thước đo sản phẩm... Nhà trường có tiền, có lợi nhuận như một tổ chức kinh doanh, người học có bằng cấp cao giá, “sánh vai” với các nhà nghiên cứu, dùi mài kinh sử, cả đời... Sắp tới sẽ có hàng ngàn bằng cấp loại này, không được công nhận vì đào tạo không phép.
Tệ hại hơn là các loại hình đào tạo, chuyển trường, ăn tiền và lách luật. Nhiều học sinh, nếu thi vào các trường lớn ở các TP lớn, chắc chắn sẽ không đậu vì thiếu ít nhất là 5 - 7 điểm so với chuẩn “đầu vào”. Vì thế, “bùa phép” hiện tại là thi vào một trường đại học ở miền núi như: Sơn La, Tây Bắc, Điện Biên, Thái Nguyên, Tây Nguyên... sau một năm học là chuyển về Hà Nội, TP Hồ Chí Minh học tại các trường đại học danh tiếng như: Ngoại thương, Bách khoa, Tài chính, Kinh tế quốc dân, Ngân hàng... Vậy là, sẽ dễ xin việc, dễ ở TP. Con cái TP lười học, ít học thường chạy vào đại học theo cách này...
Thanh tra Giáo dục chắc phát hiện ra nhiều, nhưng “bí mật để chấn chỉnh” lâu quá... Gần đây, dư luận đồn ầm lên có trường đã làm như vậy nhiều khoá. Tại trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) đã có ít nhất 3 khóa học “chuyển quân” về Hà Nội học theo dạng này. Đại học Kinh tế Quốc dân đang bị cơ quan chức năng xem xét vì có năm nhận chuyển thẳng về ngay từ đầu năm học hàng chục thí sinh thiếu điểm?
Giáo dục là quốc sách. Một dân tộc yếu phải xem xét trước hết ở nền móng giáo dục. Công tác quản lý Nhà nước ở nhiều cấp, nhiều trường trên đất nước ta đang thật sự cần được quan tâm.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân