Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 17/10/2011 - 21:46
(Thanh tra)- Dù chưa có giấy phép của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), nhưng nhiều trường đại học (ĐH) vẫn tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Hậu quả là, người học tốn rất nhiều tiền mà bằng lại không được Bộ GD-ĐT công nhận.
Cụ thể như, ĐH Hàng Hải chưa được Bộ GD-ĐT cho phép, nhưng vẫn quảng cáo trên trang web của trường thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo cử nhân kinh doanh 2+2 Massey liên kết giữa ĐH Hàng Hải và ĐH Massey tại New Zealand; hợp tác với ĐH I-SHOU đào tạo bậc cao học ngành quản trị kinh doanh quốc tế (MBA), chương trình đào tạo do ĐH I-SHOU xây dựng và cấp bằng, học tại ĐH Hàng Hải trong 1,5 năm với học phí trọn gói là 5.500USD. Hay, ĐH Điện lực mới chỉ được Bộ GD-ĐT đồng ý phê duyệt một chương trình liên kết đào tạo với Học viện Chishoml (Australia) các ngành: Hệ thống điện, kỹ thuật điện, điện tử, kỹ thuật cơ khí (văn bằng cao đẳng), nhưng khi vào trang web của trường xuất hiện rất nhiều chương trình tuyển sinh liên kết với nhiều hệ đào tạo khác nhau như: ĐH Điện lực Thượng Hải, Học viện Chisholm, Trường Bách khoa Quế lâm và ĐH Khoa học kỹ thuật điện tử Quế Lâm (Trung Quốc).
Tương tự, ĐH Dân lập Phương Đông được Bộ GD-ĐT phê duyệt chương trình liên kết với Trường Humanegers (Australia) ngành Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trường lại thông tin tuyển sinh năm học 2011 - 2012 với các chương trình hợp tác như: ĐH Tài chính Thượng Hải, ĐH Humanegers…
Giải thích về việc này, lãnh đạo một số trường cho rằng, phía đối tác nước ngoài chỉ đồng ý hợp tác trong một thời gian ngắn nên nếu không ký kết kịp thời thì cơ hội sẽ không còn. Bà Trịnh Minh Huyền, Phó Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng phân trần, quy định của Bộ GD-ĐT quá “hành chính”. Chẳng hạn như, ĐH Tôn Đức Thắng phải mất 3 năm mới xin được giấy phép liên kết đào tạo ngành Quản trị kinh doanh quốc tế với ĐH Saxion. Và, đây là lý do nhiều trường ĐH tổ chức liên kết đào tạo trước rồi mới làm văn bản xin phép Bộ GD-ĐT sau.
Điều đáng nói, để theo học các chương trình này học viên phải đóng học phí rất cao, nhưng nếu học các chương trình liên kết chưa có sự đồng ý của Bộ GD-ĐT tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Chẳng hạn, khi chưa được cấp phép học viên có thể bị ngừng học giữa chừng do Bộ GD-ĐT ra quyết định dừng tuyển sinh và đào tạo. Hoặc, có trường hợp đã học xong rồi thì mới hay bằng học không được công nhận tại Việt Nam và nước ngoài. Như, trường hợp tại khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với ĐH Irvine (Mỹ) đào tạo hàng trăm thạc sỹ tại Việt Nam với học phí mỗi khóa học khoảng 15.000 USD. Tuy nhiên, sau khi học xong và nhận bằng tốt nghiệp nhiều học viên mới “ngã ngửa”, vì ĐH này chỉ là một xưởng cấp bằng và không được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức công nhận uy tín của Mỹ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết: Hiện, ở Việt Nam có nhiều chương trình liên kết chui của các viện, đơn vị giáo dục với các ĐH nước ngoài. Một số ĐH chưa được các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại kiểm định hoặc chưa được cấp phép đào tạo tại Việt Nam. Những chương trình liên kết, đào tạo với nước ngoài nếu không có phép thì bằng cấp sẽ không được Bộ GD-ĐT công nhận. Người học cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của các chương trình liên kết tại Việt Nam. Nếu chương trình không có giấy phép thì không nên học, bởi bằng cấp của các chương trình này không được thừa nhận tại Việt Nam. Còn, những chương trình liên kết nghiêm túc khi thông báo tuyển sinh đều ghi rõ quyết định cho phép.
Q.Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh