Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/07/2012 - 14:24
(Thanh tra)- Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ làm một phép tính đơn giản, trung bình mỗi tháng, người dân tại Hà Nội và TP HCM bị móc túi 69 - 77,5 tỉ đồng khi mua rau củ, xấp xỉ 300 tỉ đồng khi mua trái cây và 60 - 70 tỉ đồng khi mua thực phẩm các loại. Nếu tính cả nước, mỗi tháng, người tiêu dùng (NTD) bị móc túi khoảng 1.000 tỉ đồng.
Những chiếc cân đĩa này có thể dễ dàng bị biến thành thủ phạm gian lận
Với những thực phẩm mua thường xuyên như thịt gà, thịt bò, thịt lợn... thì người bán chỉnh cân sai lệch vài hoa; còn những mặt hàng hoa quả, hải sản thì sai số đến vài lạng.
Chị Nguyễn Thu Hà, phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho hay, mặc dù sau mỗi lần mua thực phẩm đã kiểm tra lại bằng cách: Mua cá thì mang sang hàng thịt và hàng rau cân lại. Thế nhưng, mang về nhà cân lại vẫn thiếu gần 1 lạng/kg.
“Giải pháp” được chị Hà đưa ra để đối phó với nạn cân điêu vẫn là mặc cả giá để bù lại số lượng bị mất.
Còn, tiểu thương tại các chợ cho rằng, sở dĩ phải cân điêu vì khách hàng thích mua rẻ. Vừa chiều lòng khách vừa bán được hàng buộc họ phải nghĩ ra đủ các chiêu trò, trong đó chiêu chỉnh cân được coi là đơn giản nhất mà hiệu quả.
Theo một chuyên gia kinh tế, mỗi kg bị ăn bớt 1 lạng, thì trung bình mỗi tháng, người dân tại Hà Nội và TP HCM bị móc túi 69 - 77,5 tỉ đồng khi mua rau củ, xấp xỉ 300 tỉ đồng khi mua trái cây, 60 - 70 tỉ đồng khi mua thực phẩm các loại. Nếu tính cả nước, mỗi tháng, NTD bị móc túi khoảng 1.000 tỉ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng 3 mặt hàng này, bình quân mỗi ngày, NTD trong cả nước bị móc túi hơn 30 tỉ đồng vì cân điêu.
Theo tìm hiểu, PV được biết, người bán thường dùng "thủ thuật" để "vênh" lên từ vài hoa đến vài lạng đối với mỗi kg. Ví dụ, một chiếc cân bàn 30kg được đặt trên kệ lúc nào cũng cân bằng ở con số 0, nhưng thực tế người bán có thể chỉnh để ăn gian thêm 3 lạng/kg. Để chỉnh được cân luôn thăng bằng ở con số 0 không phải ai cũng làm được mà phải do các thợ lành nghề làm. Lâu nay, phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm được coi là thủ phủ của việc bán và chỉnh các loại cân tại Hà Nội.
Một chủ thợ chuyên chỉnh cân cho biết, đối với cân đồng hồ, chỉ cần dùng kim xoay cái tai ấn lò xo lên một vài nấc hoặc kéo giãn dây lò xo ở bên trong là trọng lượng tăng lên, sau đó kẹp lại chì, cân lại như mới. Mỗi chiếc cân có thể chỉnh vênh được 2 - 3 lạng/kg với tiền công chỉnh là 50.000 đồng/chiếc.
Còn với cân điện tử, do cấu tạo phức tạp nên thường chỉ có thợ tay nghề cao mới làm được và giá chỉnh lên đến 1 triệu đồng/chiếc. Phương pháp phổ biến hiện nay là, gắn thêm các chíp phía trong kết cấu của cân. Những chiếc chíp này có điều khiển từ xa, tác dụng trong phạm vi 10m. Chỉ số trọng lượng mọi vật đặt lên cân sẽ được điều khiển theo ý muốn của chủ hàng. Con chíp gian lận này chỉ thích hợp với loại cân từ một tạ trở lên.
Với chiếc cân dùng tay thô sơ, người bán chỉ cần lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay trọng lượng theo ý muốn.
Để bảo vệ quyền lợi NTD, năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo đó, tiểu thương sẽ bị phạt từ 300 - 500 ngàn đồng nếu có hành vi sử dụng phương tiện đo thiếu độ chính xác, phạm vi đo không bảo đảm quy định để thực hiện phép đo trong hoạt động thương mại bán lẻ. Mức phạt có thể lên tới 3 - 5 triệu đồng nếu các hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên đến nay, NTD vẫn bị móc túi hàng ngày vì cân thiếu. Trong khi đó, các cơ quan tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD chưa “mạnh tay” với các tiểu thương buôn bán, gian lận.
3. Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để NTD tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa. 4. Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại. 5. Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của NTD phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật. 6. Định kỳ sáu (6) tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý. 7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và quy định của pháp luật có liên quan khác. (Điều 5 - Trách nhiệm của ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, Chương II, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD) |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình