Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/08/2015 - 06:35
(Thanh tra)- Đợt tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay có nhiều đổi mới cùng với đó là nhiều nỗi lo đối với thí sinh (TS) và gia đình.
Thí sinh làm hồ sơ dự thi đại học. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Mức điểm sàn vào ĐH là 15, CĐ là 13, phổ điểm này cao hơn năm trước. Nhiều năm nay, các trường top dưới thường tuyển không đủ TS, đặc biệt là các trường ở phía Nam. Do vậy, khi có điểm sàn, nhiều trường đã ngay lập tức thông báo tiếp nhận xét tuyển hồ sơ đợt 1 ở mức 15 điểm trở lên, nhưng lại có ghi chú: Nhận bản gốc phiếu báo điểm chứ không nhận bản photo để giữ chân học sinh. Một số trường trước đây tuyển mức điểm trên điểm sàn, năm nay hạ mức xét tuyển bằng điểm sàn.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, giải pháp như vậy nhằm thu hút học sinh, khắc phục sự thiếu hụt như trước đây. Trường đã chọn cách làm này cho chắc ăn, đẩy cái khó về phía TS, cụ thể: Xét tuyển từ điểm sàn trở lên nên TS nộp hồ sơ đông, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh tăng không đáng kể, do vậy điểm trúng tuyển sẽ cao hơn nhiều so với điểm được xét tuyển. Xảy ra tình trạng hàng loạt TS phải ra đi, đồng nghĩa với việc phải xin lại “phiếu báo điểm gốc”.
Phổ điểm thi tốt nghiệp năm nay cho thấy, tổng điểm 3 môn xét tuyển vào ĐH đạt trên 25 điểm không tăng nhiều so với các năm trước. Do vậy, TS dự xét tuyển vào các trường top trên như ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa, ĐH Dược, ĐH Y... không biến động nhiều. Chỉ có những trường top giữa thì khó dự đoán. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro, TS cần phải tham khảo kỹ các yếu tố sau: Thứ nhất là điểm thi của mình; thứ hai là điểm chuẩn của ngành, trường năm trước; thứ ba chỉ tiêu tuyển sinh vào các chuyên ngành năm nay.
Tham khảo kỹ ba yếu tố trên rồi hãy lựa chọn nộp hồ sơ cho thích hợp. Mặc dù, xét tuyển chia làm 4 đợt, nhưng đợt 1 từ ngày 1 - 20/8, đây là đợt xét tuyển quan trọng nhất. Nộp xong hồ sơ, TS phải liên tục cập nhật thông tin để biết mình đang đứng ở thứ hạng nào. Để tạo điều kiện cho TS, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các trường phải tuân thủ việc công bố thông tin xét tuyển 3 ngày/lần để TS biết thứ hạng của mình, từ đó có quyết định trụ lại hay rút sang trường khác.
Mặc dù sau ngày 20/8 (hết đợt 1), TS vẫn còn 3 giấy chứng nhận kết quả thi với 12 nguyện vọng. Thực ra, cánh cửa tuyển sinh không còn rộng như đợt 1, bởi kinh nghiệm các năm trước cho thấy, chỉ tiêu ở các trường đã tạm khóa ở nguyện vọng 1, chỉ tiêu xét tuyển nguyên vọng bổ sung lại phải có thêm điều kiện xét tuyển bổ sung.
Thuận lợi của công tác tuyển sinh năm nay là TS nộp hồ sơ xét tuyển khi đã biết tổng điểm. Những TS có điểm cao mạnh dạn đăng ký vào các trường top đầu. Để chắc ăn nên lấy điểm chuẩn của năm trước và cộng thêm 1 - 2 điểm nếu tổng điểm của bản thân đạt chuẩn đó thì cơ bản thắng cuộc. Nếu chọn được trường, ngành phù hợp thì cũng nên nộp hồ sơ ngay. Tuy nhiên, phải quyết định dứt khoát bởi khi TS đã trúng tuyển đợt 1 thì sẽ không được tham gia xét tuyển đợt sau.
Theo kinh nghiệm tuyển sinh ở các trường ĐH, lượng hồ sơ xét tuyển thường tăng vọt vào ngày cuối của thời gian xét tuyển đợt 1, do vậy thấy thứ hạng của mình không an toàn thì phải quyết định rút hồ sơ trước ngày 20/8 để chuyển trường.
Để khắc phục tình trạng các trường công bố danh sách đăng ký xét tuyển đơn thuần thì dữ liệu cung cấp cho TS sẽ không thật, lý do là mỗi TS có tới 4 nguyện vọng và 4 ngành khác nhau, trong khi các em chỉ mong muốn nguyện vọng duy nhất. Vì vậy, nhiều trường đã chọn giải pháp công bố danh sách TS trúng tuyển tạm thời. Từ thông báo này, những TS không có tên trong danh sách đồng nghĩa với việc không trúng tuyển, các TS có thể kịp thời thực hiện phương án 2.
Để đảm bảo quyền lợi cho TS, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lý nghiêm những trường không thực hiện công bố thông tin xét tuyển 3 ngày/lần.
Với nhiều người, nhiều gia đình và cả dòng họ, việc trúng tuyển vào một trường ĐH danh giá là niềm tự hào to lớn. Do vậy, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ đang là câu chuyện nóng từ vùng quê đến phố thị.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh