Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Bí” vốn xây dựng hạ tầng

Thứ năm, 05/04/2012 - 14:24

(Thanh tra)- “Điệp khúc” thiếu vốn đầu tư các công trình hạ tầng giao thông tại TP Hồ Chí Minh đã tồn tại từ nhiều năm, cộng với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay khiến cảnh túng thiếu càng trầm trọng. Tuy nhiên, nếu quản lý điều hành hợp lý, không phải không có cách vượt qua.

Cầu Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh từng có lúc chỏng chơ thế này vì thiếu vốn

“Điệp khúc” thiếu vốn

Ông Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị (QLGTĐT) số 2 – đơn vị chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng khu vực các quận cửa ngõ Đông Bắc TP cho biết, trong năm 2011, vốn kế hoạch TP giao cho đơn vị tăng hơn 124% so với năm trước đó, từ 825,9 tỉ đồng của kế hoạch 2010 lên thành 662,8 tỉ đồng cho năm 2011. Tuy nhiên, vẫn thiếu hụt do khối lượng công tác quản lý hạ tầng cũng tăng nhiều, nhất là từ tháng 5/2011, Khu 2 tiếp nhận quản lý hạ tầng thêm địa bàn quận Bình Thạnh. “Chỉ riêng địa bàn quận Bình Thạnh, lĩnh vực quản lý duy tu cầu đã tăng 125%, đường sá tăng 127%, công viên cây xanh tăng 189% so với trước đó”, ông Thiết nói.

Trong khi đó, theo phản ánh của Phòng Quản lý hạ tầng giao thông, thuộc Khu QLGTĐT số 2, khối lượng các công trình giao thông cần bảo trì vận hành để bảo đảm khả năng khai thác liên tục gia tăng qua các năm. Song, kinh phí để thực hiện công tác này lại không được bố trí đủ theo quy định, thường chỉ đạt từ 50 - 60% theo định mức định ngạch. Hệ quả, công tác quản lý và khai thác vận hành công trình gặp nhiều khó khăn.

Tren thực tế, cả 4 Khu QLGTĐT trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) đều liên tục đối mặt với tình cảnh vốn kế hoạch xây dựng cơ bản giao chậm và thiếu, trong khi một số nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, thậm chí một số trường hợp giao vốn không phù hợp với giai đoạn triển khai dự án. Vì vậy, tiến độ thi công công trình bị ảnh hưởng không ít; quá trình thanh toán khối lượng thực hiện cho nhà thầu gặp nhiều khó khăn…

Không chỉ vốn cho xây dựng cơ bản mới “thiếu và yếu” mà đến nguồn vốn bố trí cho công tác duy tu, cải tạo hạ tầng cũng rơi vào thế “chạy trời không khỏi nắng”! Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công trình Cầu phà TP Hồ Chí Minh cho biết, năm ngoái, chính vì các Khu QLGTĐT hết vốn, thiếu hụt kinh phí dành cho duy tu nên Công ty phải bó buộc ứng vốn triển khai giùm cho một số Khu. Cuối cùng, Công ty lâm vào khó khăn trong khâu thanh quyết toán công trình.

Tăng cường quản lý


Trong khi chờ đợi cơn “bĩ cực” thiếu vốn qua đi, hầu như cả guồng máy quản lý điều hành hạ tầng giao thông tại TP đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: Tạm dừng hoặc giãn tiến độ nhiều công trình, dự án; điều chỉnh, thay đổi cung cách điều hành, quản lý theo hướng hợp lý, hiệu quả và thích nghi nhất với số vốn có trong tay... Đây được xem như là liệu pháp cầm cự.

Theo ông Thiết, trong thời gian tới, Khu QLGTĐT số 2 xác định việc nâng cao hiệu quả quản lý đối với các dự án hạ tầng phải được đặt lên hàng đầu; đồng thời phải quản lý tốt hệ thống hạ tầng, điều hành thực hiện nhiều chương trình, giải pháp nhằm bảo đảm nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị.

Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc: Cần tăng cường công tác quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí; chủ động các biện pháp thắt chặt và giảm bội chi ngân sách; sử dụng hợp lý các chi phí đề ra. Tương tự, ngành GTVT được yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân các công trình; điều chỉnh, cắt giảm vốn các dự án chậm tiến độ; tăng cường rà soát và xem xét tiết giảm hợp lý các chi phí khoán, thương thảo hợp đồng.

Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm