Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Xòe Thái Mường Lò", Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Thứ ba, 15/09/2015 - 11:04

(Thanh tra) - Lễ khai mạc Tuần văn hóa - Du lịch Mường Lò 2015" và đón nhận "Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia "Xòe Thái Mường Lò" vừa diễn ra thành công tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia "Xòe Thái Mường Lò" cho lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ

Tại buổi lễ, bà Phạm Thị Thanh Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã khẳng định: Nghệ thuật xòe Thái Mường Lò là tài sản văn hóa tinh thần vô giá của dân tộc Thái nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung. Mỗi người dân Nghĩa Lộ - Mường Lò cần giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp của văn hóa dân tộc mình bằng tất cả niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương.

Xòe là môn nghệ thuật độc đáo, có lịch sử lâu đời trong cộng đồng người dân tộc Thái. Xòe đã trở thành món ăn tinh thần, nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện triết lý sống cao đẹp, sự sáng tạo và trình độ nghẹ thuật cao.

Nói đến Xòe là nói đến Mường Lò, Nghĩa Lộ. Đến đất Mường Lò là về với cội nguồn, quê tổ, nơi sinh ra các điệu, những vòng Xòe. Sự tích kể rằng, người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong cuộc sống thường nhật, mỗi khi làm xong, làm được một công việc lớn, trọng đại đối với gia đình, họ tộc, làng xóm; chinh phục được thiên nhiên; chiến thắng kẻ thù, thú giữ... mọi người lại đốt lửa, nắm tay nhau nhảy múa ăn mừng. Nếp sinh hoạt ấy lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó hình thành nên các điệu Xòe, vòng Xòe.

Hiện nay Xòe Thái có 36 điệu, phổ biến nhất là điệu xòe "khắm khen". Điệu xòe này, mọi người nắm tay nhau quay vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết; điệu "khắm khăn mời lẩu" tức là nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách; điệu "đổn hôn" tức tiến, lùi nhào về phía trước, ý nói trời đất dù có bão giông, sóng gió nhưng tình cảm con người với nhau thì luôn gắn chặt...

Ngoài ra ở Mường Lò còn có các điệu Xòe cổ đã tồn tại từ nhiều đời nay, đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Thái đen, như: Điệu xòe "xe then" (xòe trong nghi lễ làm then), điệu "xe ỏm lọm tốp mư" (xòe vòng tròn vỗ tay, điệu "xe voóng" (xòe vòng tròn), điệu "xe phá xí" (xòe bổ bốn vòng nhỏ), điệu "xe nhôm khăn" (xòe tung khăn), điệu "xe khắm khăn mời lẩu" (xòe nâng khăn mời rượu), điệu Xá xe, đây là điệu múa của người Xá (người Khơ Mú). Bài múa này theo điệu lắc eo, lắc mông.

Điệu xòe "nhôm khăn", một trong những điệu xòe cổ của người Thái Mường Lò

Nói về nhịp xòe, nhịp trống và động tác xòe, bà Đồng Thị Inh, bản Thón, Mường Lò, người được ví là "cái hồn" của nhịp xòe (người đánh trống xòe) cho biết: Đánh trống xòe thì nhiều người biết. Nhưng đánh trống như thế nào để tiếng trống "có hồn" thì rất khó, rất hiếm người biết đánh. Nhịp trống có hồn là khi nhịp trống xòe nổi lên thì mọi người già, trẻ, gái, trai dù đang ở đâu, bận gì cũng tìm đến và hòa vào vòng xòe. Mỗi một điệu xòe, điệu khắp đều có một kiểu đánh trống, động tác, nhịp múa khác nhau. Điệu múa xòe có đều, đẹp hay không, đều phụ thuộc vào người giữ nhịp cho xòe (đánh trống).

Trao đổi với PV, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng cho biết: Xòe có giá trị truyền thống lịch sử lâu đời, có giá trị đặc biệt, riêng biệt về nghệ thuật, vì vậy việc giữ gìn các điệu xòe là điều hết sức cần thiết. Bà Xiêng đã trực tiếp truyền dạy các điệu xòe cho nhiều người.

Bà Hoàng Thị Vân, Trưởng phòng Văn hóa thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Nghệ thuật Xòe Thái Mường Lò được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, là niềm tự hào và là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ trong khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa xòe Thái. Trong thời gian tới, Nghĩa Lộ sẽ đưa nghệ thuật xòe vào trong các sự kiện văn hóa, xã hội của địa phương. Hiện nay, một số trường học đã đưa nghệ thuật xòe lồng ghép vào trong chương trình giáo dục. Ở Nghĩa Lộ đã hình thành nhiều câu lạc bộ, các nhóm, đội xòe.

Sau nhiều thế hệ tồn tại, phát triển, đến nay nghệ thuật xòe cổ Mường Lò vẫn có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng. Xòe đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm