Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xã hội hóa lễ hội là cần thiết

Thứ năm, 16/02/2012 - 22:44

(Thanh tra)- Đó là khẳng định của TS Phật học, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Giáo dục Tăng, Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam với phóng viên Báo Thanh tra.

+ Hiện nay, khoảng cách giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín rất mong manh, xin Thượng tọa chia sẻ những quan điểm của mình về vấn đề này để giúp người dân vừa có dịp thể hiện lòng thành kính với các bậc siêu nhân, thánh thần mà không bị xem là mê tín?

- Thực tế giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian khác với mê tín. Trong đó, tín ngưỡng dân gian và mê tin rất mỏng manh. Có thể trước đó, người ta gọi cái này là tà tín, cái kia là mê tín. Nhưng, đến giai đoạn sau thì ngược lại.

Theo tôi, cái này phải có nghiên cứu kỹ của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà Phật học tập trung vào nghiên cứu về lĩnh vực này để có những kết luận xác đáng, để định hướng cho người dân, tránh hiện tượng có khi rất tín ngưỡng mà vẫn quy là mê tín, rất mê tín người ta vẫn quy là tín ngưỡng.

Lễ hội hiện nay bị thương mại hóa

Bản thân lễ hội luôn có yếu tố tích cực. Những biểu hiện tiêu cực là do người thực hành. Sau một thời gian bẵng đi và tái lập lại hội thì có nhiều khái niệm lệch lạc. Trong sự lệch lạc thì do cách tổ chức, cũng có cái là do môi trường lễ hội dễ nảy sinh những cái tiêu cực. Chẳng hạn như đi lễ hội thì thờ cúng tín ngưỡng là đúng rồi vì lễ hội là tâm linh, nhưng người ta lại lợi dụng lễ hội để kiếm lợi, buôn thần bán thánh, cúng thuê, lễ thuê.

Lễ hội của chúng ta ngày xưa là đa dạng lắm. Còn lễ hội bây giờ có xu hướng đồng loạt, khiến cho một số lễ hội nhàm chán, giống hệt nhau về hình thức.

Lễ hội là thiêng, không phải là đến vui chơi, mà đến để thờ cúng các vị thần linh, rồi có các hoạt động để vui chơi tưởng nhớ tới các vị thần đó. Nhưng hiện nay chúng ta có xu hướng làm giảm tính thiêng, trần tục hóa các lễ hội. Một số lễ hội đưa yếu tố mới vào. Nên hiểu, nếu lễ hội mà như cuộc sống đời thường thì chẳng còn là lễ hội nữa. Lễ hội hiện nay bị thương mại hóa, là nơi để kiếm lời.
 
(GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia trả lời phỏng vấn báo chí)

Chúng ta vẫn phải tôn trọng tín ngưỡng dân gian. Đây là những nhu cầu rất chính đáng của người dân, mà đã trải qua hàng ngàn năm người dân thờ phụng. Nhà nước cũng rất tôn trọng tín ngưỡng dân gian, cụ thể là đã đầu tư xây dựng, trùng tu các đền, miếu. Thậm chí, những đền rất huyền thoại, cả thế giới công nhận là Di sản Phi vật thể của nhân loại, đó là lễ hội Đền Gióng. Tín ngưỡng của người dân mong muốn đấu tranh bảo vệ đất nước, yêu chuộng hòa bình, xây dựng Tổ quốc. Tiếp đến, nhiều ngôi miếu chỉ để thờ thần cây, thần lửa, thần sông, thần rừng. Cái đó cũng là tín ngưỡng, nhưng đó là nguyện vọng của nhân dân. Người ta muốn cho mưa thuận, gió hòa…


Tôi nghĩ, tín ngưỡng dân gian là nhu cầu rất cần thiết và gần gũi với nhân dân, bởi 90% người dân có tín ngưỡng, tôn giáo, cho dù họ theo đạo gì. Tuy nhiên, từ tín ngưỡng dân gian và mê tín là rất gần, nên các cơ quan Nhà nước phải quản lý, hoạch định, tuyên truyền cho người dân hiểu đúng ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian.

+ Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, nhất là trong các lễ hội mùa Xuân… người dân thường có tục đốt vàng mã. Mặc dù, về phía nhà Phật không khuyến khích hình thức này. Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng có ý kiến, thay vì đốt vàng mã chúng ta hãy làm từ thiện. Thượng tọa nghĩ sao?


- Kế thừa ý kiến của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, lúc nào cũng nên làm từ thiện. Việc đốt vàng mã trong nhà Phật là không có, nhưng trong tín ngưỡng dân gian thì có. Do vậy, chuyện đốt hay không là xuất phát từ nhận thức của mỗi người. Tôi không cổ súy cho việc đốt vàng mã, đừng ai nghĩ đến chuyện đốt vàng mã để cầu vật chất. Điều đó là không có.

Kế thừa ý kiến của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, vì vậy thay cho việc đốt vàng mã, chúng ta hãy làm từ thiện và luôn luôn làm từ thiện. Bởi, có làm từ thiện, mọi người mới có cơ hội để giúp đỡ những người nghèo khổ, đau ốm, bệnh tật. Trẻ em nghèo có cơ hội được học hành… Làm từ thiện là chúng ta chung tay góp sức xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

+ Mùa Xuân là mùa của lễ hội, theo Thượng tọa, làm thế nào để xã hội hóa các lễ hội thành công?


- Tôi nghĩ rằng, xã hội hóa các lễ hội là cách làm hay và rất cần thiết.

Tại tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rồi, rất hiệu quả. Kinh nghiệm xã hội hóa ở Yên Tử được thể hiện rõ. Nhà nước phải quản lý về mặt Nhà nước. Còn các doanh nghiệp quản lý theo hệ thống kinh doanh dịch vụ. Các nơi thờ tự mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh thì do vị trụ trì phải chịu trách nhiệm.

Trong những năm vừa qua, các đền như Đền Kiếp Bạc, Đền Trần, Yên Tử đều đã được xã hội hóa. Phật tử và người dân đến các ngôi chùa được sự giúp đỡ của các ban quản lý nên họ rất yên tâm hành hương. Nhà nước thu được một nguồn kinh phí để trùng tu tôn tạo các khu di tích để trở thành điểm du lịch ngày càng văn minh, hiện đại, xứng tầm với các nước trong khu vực.


Điều đáng nói là, không phủ nhận ý nghĩa tích cực của lễ hội trong việc làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng, tính thương mại đang lấn át lễ hội một cách nghiêm trọng, chưa kể lạm dụng tâm linh để kiếm tiền. Nhiều sáng kiến cho rằng, nên có cuộc bầu chọn lễ hội hàng năm để khuyến khích trong sạch lễ hội. Để làm được điều này, ngành Du lịch Việt Nam phải phát động phong trào tổ chức lễ hội văn minh từ đầu năm và bình chọn những điểm đến du Xuân, cầu may đầu năm hấp dẫn, an toàn.

+ Xin trân trọng cám ơn Thượng tọa!

Trà Vân (Thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm