Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 13/07/2015 - 11:19
Theo thông tin từ gia đình, giáo sư-tiến sỹ-nghệ sỹ nhân dân Đình Quang - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam đã qua đời vào rạng sáng nay (13/7) tại Đà Nẵng.
Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Mùi, chiều 14/2/2015, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm, chúc Tết nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Đình Quang. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Nghệ sỹ nhân dân Đình Quang tên đầy đủ là Nguyễn Đình Quang. Ông sinh ngày 16/7/1928 tại Hà Nội.
Nghệ sỹ nhân dân Đình Quang là cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, ông được nhắc tới không chỉ là một đạo diễn “lão làng” mà còn là một nhà viết kịch tài hoa, một nhà nghiên cứu lý luận sân khấu uyên thâm.
Ông bắt đầu con đường nghệ thuật của mình từ kháng chiến chống Pháp với vai trò diễn viên. Sau đó, ông giữ chức Trưởng đoàn kịch trung đoàn 77, Trưởng đoàn văn công Sư 325 tại mặt trận Bình Trị Thiên. Cũng trong thời gian này, ông đã viết nhiều vở kịch như: “Người anh” (1947),“Bên kia” (1949), “Lối vườn hoa” (1950), “Hạt vàng” (1951)…
Kháng chiến kết thúc, ông được cử sang học đạo diễn tại Học viện Hý kịch Trung ương Bắc Kinh (Trung Quốc) và Đại học Humboldt (Đức). Trong thời gian này, ông cũng đã dàn dựng nhiều vở diễn ở nước bạn như “Cờ hồng phấp phới,” “Liệt hỏa hồng tâm,” “Gia đình cách mạng,” “Đông qua Xuân đến”...
Sau khi về nước, ông đã trở thành một trong nghệ sỹ thuộc thế hệ đạo diễn sân khấu đầu tiên của Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu phương pháp sân khấu Stanislavski và Bertolt Brecht vào Việt Nam.
Nhiều học trò của ông đã trở thành những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng như nghệ sỹ nhân dân Trọng Khôi, nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng Giang, nghệ sĩ ưu tú Minh Ngọc...
“Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm), “Bệnh sỹ” (Lưu Quang Vũ),“Tàn đêm” (Tất Đạt), “Tuổi hai mươi” (Lưu Trọng Lư) và “Người tốt thành Tứ Xuyên” (Bertolt Brecht)… là những vở diễn gắn liền với tên tuổi nghệ sỹ nhân dân Đình Quang.
Nghệ sỹ nhân dân Đình Quang còn có những đóng góp lớn trong công tác phê bình-lý luận sân khấu nói riêng và văn hóa nói chung với hàng chục tựa sách: “Mấy vấn đề về nghệ thuật biểu diễn,” “Kỹ thuật tâm lý diễn viên,” “Phương pháp sân khấu Bertolt Brecht,” “Văn học nghệ thuật Thăng Long-Hà Nội: Quá khứ và hiện tại”…
Bên cạnh đó, ông là một nhà quản lý. Đạo diễn“Người tốt thành Tứ Xuyên” là một trong những người sáng lập và là hiệu trưởng của Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (trước là Trường Ca kịch Dân tộc, bây giờ là Đại học Sân khấu Điện ảnh). Trong thời gian từ năm 1984-1993, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.
Với những đóng góp to lớn của mình, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 3 (2007)./.
Theo An Ngọc/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân