Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vang xa… hồn núi

Thứ bảy, 16/03/2013 - 21:27

(Thanh tra) - Với các dân tộc bản địa Tây Nguyên, rừng núi là không gian sinh tồn, cũng là không gian văn hóa, lịch sử đặc trưng của cộng đồng. Trong không gian ấy, con người đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo, đủ sức nuôi dưỡng và làm thăng hoa đời sống tinh thần cho bao thế hệ…

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân hướng dẫn việc chế tác nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên cho người yêu âm nhạc dân gian tại Festival Âm nhạc dân gian Quốc tế tại Phần Lan, tháng 7-2011

Vượt núi đồi…

Từ bao đời nay, âm vang từ tre trúc, những nhạc cụ truyền thống của người Êđê, Mnông... đã làm nên diện mạo văn hóa đặc sắc và độc đáo trong đời sống tinh thần của các tộc tây Nguyên. Và giờ đây, không gian ấy đã đủ xứng tầm vươn khỏi buôn làng, để gửi gắm, chuyển tải đến với công chúng thưởng lãm các giá trị văn hóa một cách sống động và rộng rãi hơn, để đến với người yêu nghệ thuật của… thế giới.

Từng gắn bó với mảnh đất này hơn 30 năm, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Vũ Lân tâm sự: Mỗi lần lưu diễn, hay lang thang một mình trong các buôn làng để cảm nhận âm thanh mộc mạc kia qua tiếng kèn đing năm, đing puốt, kypá, tù và… , ông càng mê đắm nó, sau đó tự mày mò sáng tạo nên cây sáo vỗ như bây giờ. Khác với sáo trúc thông thường, cây sáo vỗ không có lỗ bấm để tạo ra các nốt nhạc. Sáo vỗ chỉ là một ống nứa thẳng dài khoảng 40cm, đầu thổi có lưỡi gà, còn một đầu để trống. Khi diễn tấu, người thổi đánh môi và lưỡi vào đầu thổi, đầu kia của ống sáo được dùng lòng bàn tay và ngón tay vỗ, vuốt, day, chặn… để tạo ra nhiều cung bậc âm thanh đa sắc và phong phú.

Âm thanh cây sáo vỗ xuất hiện lần đầu tiên trên sàn diễn vào khoảng đầu những năm 1990. Từ đó đến nay, âm thanh độc đáo này luôn vang lên du dương, trầm bổng trên các sàn diễn cả trong nước và quốc tế. Với cây sáo vỗ Y San, Đoàn ca múa nhạc dân tộc Đắk Lắk, đã đoạt nhiều huy chương trong các kỳ liên hoan ca múa nhạc dân tộc, trong đó đáng kể nhất là huy chương Vàng tại hội diễn toàn quân do Trường Đại học Văn hóa - nghệ thuật Quân đội tổ chức và huy chương Bạc tại Hội diễn ca múa nhạc dân tộc toàn quốc cách đây vài năm. Cây sáo vỗ cũng đã từng tham gia biểu diễn trên sân khấu các nước Pháp, Ý, Thụy Điển… và để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng người hâm mộ. Trong đó đáng chú ý nhất là vào năm 2005, trong dịp Tổ chức UNESCO trao bằng công nhận “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại” tại thủ đô Paris - Pháp.

Cùng với NSƯT Vũ Lân, Y San Aliô, nhiều người biết đến Trương  Ân cũng nhờ những âm thanh tre trúc chở đầy cảm xúc và suy tư trong đời sống tinh thần người bản địa mà anh đã cùng đồng nghiệp kế thừa và sáng tạo nên.

Từ những ống tre trúc dài ngắn khác nhau được đồng bào dân tộc Êđê, Bana, Jrai… treo trang trí trước hiên nhà, để khi cơn gió thổi qua làm những ống tre trúc ấy va đập vào nhau nghe lanh canh, lúc khoan, lúc nhặt… Trương Ân kết hợp nó lại thành một hàng ống liền kề (số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào không gian diễn xướng), sau đó đeo vào người để gõ. Loại nhạc cụ mới mẻ này được gọi là chiêng gió đeo.

Nghệ sĩ Trương Ân cho rằng, chiêng gió đeo có lợi thế là di chuyển linh hoạt, có thể hòa điệu nhịp nhàng với các loại nhạc cụ truyền thống nổi trội như cồng chiêng, đàn trưng và nhiều bộ gõ có ống cộng hưởng khác. Đặc biệt, nghệ sĩ này còn mày mò cải tiến hàng âm khi lên cao, lúc xuống thấp cho chiếc đàn ching kram truyền thống vốn chỉ có một hàng thanh tre ngang, mỗi thanh tre là một phím đàn.

Nghệ sĩ Trương Ân cho hay, hing kram được cải tiến này dễ dàng hòa điệu với tất cả các loại nhạc cụ khác, kể cả dàn nhạc hiện đại nhất. Qua những cuộc liên hoan âm nhạc trong nước và quốc tế, ching kram cải tiến được giới chuyên môn đánh giá cao và xem đó là chiếc đàn “Piano” của Tây Nguyên đương đại.

… Chinh phục bạn bè quốc tế

Sức lan tỏa của vốn âm nhạc truyền thống người bản địa Tây Nguyên đã thật sự sâu rộng và ngày càng chinh phục được trái tim của bạn bè trong và ngoài nước.

Minh chứng là mới đây, tại Festival Âm nhạc dân gian Quốc tế tại Phần Lan được tổ chức vào những ngày đầu tháng 7/2011, NSƯT Vũ Lân, nghệ sĩ Trương Ân và nghệ nhân Ma Kim đều bất ngờ và vô cùng hạnh phúc trước sự đón nhận háo hức, cuồng nhiệt của bạn bè quốc tế. Trong các chương trình biểu diễn tại thành phố Kuhmo và Kajanin - Phần Lan, Đoàn nghệ nhân Việt Nam được mọi người đặc biệt quan tâm.
Sau khi xem xong phần biểu diễn, họ còn tìm cách tiếp xúc với các nghệ nhân trong đoàn để tìm hiểu về các loại nhạc cụ truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên. Với  đồng bào dân tộc nó riêng, điều đó thật hạnh phúc, bởi một phần vốn văn hóa của cha ông mình đã được mọi người biết đến và cơ hội giới thiệu, quảng bá cho nền văn hóa ấy đã bắt đầu rộng mở, có sức lan tỏa trong giới nghiên cứu lẫn người thưởng lãm.

Hồn của núi, hay nói cách khác một trong những yếu tố văn hóa âm  nhạc đặc sắc và độc đáo của cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên đã được chắp cánh để bay xa hơn, trở thành “sứ giả” văn hóa, kết nối và mở ra cánh cửa giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.


Đình Cường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm