Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bình An
Thứ hai, 05/02/2024 - 15:00
(Thanh tra)- Đối với đồng bào dân tộc Rơ Ngao, nước có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn làng. Do vậy, lễ cúng nước giọt là nét văn hóa truyền thống, phản ánh đậm nét phong tục, tập quán truyền thống và bản sắc văn hóa của người Rơ Ngao.
Ngày nay, lễ cúng nước giọt được bảo tồn, phát huy và góp phần thúc đẩy du lịch tại địa phương. Ảnh: P.Đình
Cứ mỗi độ Xuân về, cộng đồng người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Bana) ở tỉnh Kon Tum lại tổ chức lễ cúng nước giọt để tạ ơn thần linh và cầu mong một năm mới sức khỏe, bình an.
Do tập tục từ xưa, người Rơ Ngao ở Kon Tum không đào giếng lấy nước sinh hoạt. Tuy nhiên, họ cũng không tùy tiện lấy nước ở bất kể sông suối nào để dùng cho việc ăn uống, mà thường tìm những mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra để nước đảm bảo độ tinh khiết. Sau khi tìm thấy những mạch nước ngầm, bà con dùng thân cây lồ ô lớn được đục thông các mắt, đâm sâu vào lòng núi có mạch nước để dẫn nước ra. Những điểm lấy nước đó dân làng gọi là nước giọt (hay giọt nước).
Trước khi tổ chức lễ cúng nước giọt, một công việc không thể không làm đó là sửa sang, dọn dẹp lại nơi hứng các giọt nước; nhà Rông - ngôi nhà chung của buôn làng cho sạch sẽ, phong quang. Khi mọi việc đã hoàn tất, già làng định ngày làm lễ cúng nước giọt và thông báo cho dân làng để mọi nhà đóng góp vật chất làm lễ. Những ngày chuẩn bị diễn ra lễ cúng nước giọt là những ngày dân làng sống trong không khí náo nức, chờ đợi.
Lễ cúng nước giọt diễn ra trong 3 ngày.
Ngày đầu tiên, từ sáng sớm, già làng chỉ huy thanh niên trai tráng dựng cây nêu ở chính giữa khoảng sân rộng trước nhà Rông. Trong khi dựng nêu, dân làng lũ lượt gùi đến nhà Rông gạo, củi, rau, bí, củ quả đều là những sản vật các gia đình tự làm được cùng hàng trăm ghè rượu to nhỏ đủ cỡ sắp thành hàng trên nhà Rông. Tiếp đến, các bà, các chị xuống giọt nước gùi về hàng trăm ống nước để chế rượu cần và dùng cho việc nấu nướng. Buổi chiều, khi vòng chiêng xoang đã sẵn sàng, già làng đứng hướng về nhà Rông khấn mời Yàng (thần linh) về chứng giám và dự lễ với dân làng. Nghi thức mời Yàng về dự lễ đã xong, hai ghè rượu cần được mang đến để dưới cây nêu. Già làng uống làm phép ghè rượu đầu tiên, sau đó mọi người cùng uống cần rượu, gõ cồng chiêng, tâm tình, ca hát, đồng thời bàn bạc công việc ngày hôm sau.
Tinh mơ hôm sau, già làng trong trang phục lễ hội truyền thống làm lễ khấn bày tỏ với các Yàng núi, sông, lúa, nước, nhà Rông… những ước nguyện của dân làng. Già làng khấn: “Ơ Yàng! Dân làng chúng tôi tạ ơn Yàng, cầu xin Yàng đừng quên dân làng chúng tôi. Hãy thương dân làng chúng tôi, cùng uống rượu cần, cùng ăn miếng thịt, đói cùng đói, no cùng no. Ơ Yàng!”. Dứt lời khấn của già làng, đội chiêng xoang dịch chuyển một vòng duy nhất. Lễ cúng nước giọt của làng kết thúc.
Buổi chiều và cả ngày hôm sau là phần hội, thời gian vui tột cùng của dân làng. Rượu cần, cơm ống, thịt nướng và những món ăn được chế biến theo cách thức truyền thống được mang ra mời khách cùng dân làng ăn uống cộng cảm. Khi men rượu cần đã chuếnh choáng cũng là lúc âm thanh cồng chiêng vào cuộc và những vòng xoang uyển chuyển lại nối tiếp nhau. Những làn điệu dân ca và cả những sáng tác ngẫu hứng được dịp thăng hoa, tùy thích. Khách đến làng trong dịp này cũng được tiếp đón như những người thân lâu ngày trở về làng.
Theo già làng A Thui (ngụ làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), lễ cúng nước giọt là một nghi lễ cúng tế truyền thống được lưu truyền từ bao đời nay, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Rơ Ngao ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kom Tum. Lễ cúng có ý nghĩa cầu thần linh cho nước sạch, nước trong, dân làng khỏe mạnh, hạnh phúc ấm no, mùa màng bội thu.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, hiện nay, lễ cúng nước giọt vẫn được đồng bào người Rơ Ngao gìn giữ, bảo tồn vào những dịp đón Xuân mới. Lễ cúng phản ánh nhân sinh quan của một cộng đồng cư dân lấy kinh tế nương rẫy làm phương thức sản xuất chính. Đây cũng là dịp gắn kết cộng đồng bền chặt giữa những người dân tộc Rơ Ngao, giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, giáo dục cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với môi trường sống của người dân tộc Rơ Ngao nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải