Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tuần Văn hóa - Du lịch, Sầm Sơn 2011

Thứ năm, 07/04/2011 - 09:26

(Thanh tra)- Diễn ra từ ngày 28/4 - 2/5/2011, “Tuần Văn hóa - Du lịch, Sầm Sơn 2011” là sự kiện mang tầm quốc gia, bao gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, dịch vụ và du lịch không chỉ nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, truyền thống lịch sử của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Đây còn là dịp để nhân dân và du khách trong và ngoài nước “thưởng thức” đặc trưng văn hóa dân gian xứ Thanh, văn hóa các vùng miền có kinh đô và các địa phương trong toàn quốc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk.

Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Trưởng Ban Tổ chức cho biết, xác định Tuần Văn hóa - Du lịch Sầm Sơn 2011 là một sự kiện quan trọng trong năm 2011 của tỉnh Thanh Hóa, từ nhiều tháng qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật du lịch, chỉ đạo hoàn thiện cơ sở hạ tầng về đường xá, tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, chỉnh trang lại đô thị du lịch biển. Cùng với việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, Ban Tổ chức đã tiến hành về mọi mặt nội dung như: Mời NSND Tiến Thọ là Tổng Đạo diễn chương trình, mời nhà biên kịch Vũ Hải tham gia viết kịch bản cho chương trình sân khấu hóa lễ khai mạc; gửi thư mời 9 tỉnh, TP có kinh đô cổ trong cả nước tham gia chương trình giao lưu các trò diễn dân gian gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk.

“Tuần Văn hóa - Du lịch, Sầm Sơn 2011” có chủ đề “Sầm Sơn - Nơi gặp gỡ những sắc màu văn hóa”. 
 
Sự kiện này diễn ra trong 4 ngày từ 28/4 - 1/5/2011. 
 
Lễ khai mạc vào tối thứ 5 ngày 28/4/2011 được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV gắn với lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Sầm Sơn và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. 
 
“Tuần Văn hóa - Du lịch, Sầm Sơn 2011” có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Trống hội - Bạn bè; bắn pháo hoa; trình diễn các trò diễn dân gian; đêm giao lưu nghệ thuật “Nơi gặp gỡ những sắc màu văn hóa”; các hoạt động thể thao…

Được biết, không chỉ được thiên nhiên ưu đãi, Sầm Sơn còn lưu dấu những di tích lịch sử qua một thời đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Dãy Trường Lệ ôm trọn trong mình một quần thể di tích, đó là đền thờ Độc Cước, nằm trên hòn Cổ Giải, là nơi núi Trường Lệ tiếp xúc với biển, nhìn từ xa như con giải khổng lồ vươn ra biển khơi, vị thần đã dũng cảm xẻ đôi thân mình canh giữ đất liền và biển cả để cho dân chài yên ổn làm ăn. Đền Độc Cước với kiến trúc độc đáo đã tôn thêm vẻ u hoài trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Sải bước ngược lên núi Trường Lệ là đền Trung thờ Tô Hiến Thành, một đại thần triều Lý rất thanh liêm chính trực. Vào năm 1161, ông đã cầm quân dẹp loạn ở vùng biển này, nhờ thế mà nhân dân mới an cư, lạc nghiệp. Còn có đền Hạ thờ Hoàng Minh Tự, đền vẫn còn nếp nhà từ thời Bảo Đại Tam niên 1929, hai bức tượng võ quan mặc triều phục, tay cầm gươm làm bằng vôi, chiếc kiệu song loan vào loại lớn đang đặt ở đền Độc Cước và 2 đạo sắc thời Thành Thái thứ 13 (1902) và Khải Định thứ 6 (1922). Đó còn là thắng cảnh hòn Trống Mái được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp đến hoàn mỹ, có hình dáng giống đôi gà trống mái đang tự tình, được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy của lứa đôi. Hòn Trống Mái đã trở thành biểu tượng của du lịch Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung. Và, kia là Vũng Ngọc, nơi các nàng tiên xinh đẹp tắm mát. Tiếp đến là đền Cô Tiên, lưng dựa vào sườn núi, đầu hướng nhìn ra biển bao la. Bên cạnh đó là những lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử được Nhà nước công nhận và những lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa đặc trưng riêng như: Lễ hội bánh chưng, bánh dày tưởng nhớ thần Độc Cước; lễ hội Cầu ngư; lễ hội đền Bà Triệu…

Sầm Sơn còn có đặc sản biển phong phú và hương vị đặc biệt hơn nhiều địa phương khác. Du khách có thể thưởng thức đủ loại hải sản nhiệt đới như: Mực ống, tôm he, cua gạch, cá thu, cá chim, cá bơn lá mít, cá tráp, cá nhám… 

Với những ưu thế về tài nguyên du lịch văn hóa, tự nhiên, Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng, có nhiều cơ hội để khai thác, phát triển đa dạng các loại hình du lịch để trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Ngọc Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm