Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Truyền hình thực tế đang vắt kiệt trẻ em

Thứ năm, 21/04/2016 - 09:33

Nhiều hành động, đạo luật cấm các chương trình truyền hình thực tế khai thác đối tượng trẻ em trong các game show đã được thực hiện trên thế giới.

Các chương trình truyền hình thực tế cho người lớn đang rơi vào tình trạng bão hòa nhưng lại khá bùng nổ đối với đối tượng trẻ em. Bên cạnh sự tích cực, các yếu tố tiêu cực, các hệ lụy từ các chương trình này cũng là điều cần bàn luận rõ ràng.

Vòng xoáy game showMỹ là nước đứng đầu thế giới về các chương trình truyền hình cho trẻ em. Các cuộc thi ca nhạc, nấu nướng, sắc đẹp… đều có sự góp mặt của những thí sinh nhí. Đặc biệt, ngành công nghiệp tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trẻ em. Chương trình Toddlers and Tiaras (Các bé gái và vương miện) kể về chuyến hành trình tham gia các cuộc thi nhan sắc dành cho trẻ em 2 tháng – 6 tuổi. Cuộc chiến để giành giật chiếc vượng miện được đánh giá khốc liệt không kém các đấu trường nhan sắc khác của người lớn.Để giành chiến thắng, các thí sinh gần như bị “ép non”, không chỉ được làm đẹp với tóc giả, mỹ phẩm, mà còn phải tiêm botox để tạo hình, tập thể dục để giữ dáng và kéo dài đôi chân.Ở tuổi ăn tuổi lớn, nhưng em  chỉ ăn chủ yếu rau, trái cây, hạn chế tối đa các chất đạm và béo để có làn da mọng nước cùng vóc dáng mảnh mai của một hoa hậu. Ngoài ra để “hoàn thiện” các kỹ năng, thí sinh còn tập đàn piano, học hát, múa và đọc rất nhiều sách để chuẩn bị cho những phần thi phỏng vấn. Trẻ em xuất hiện trong chương trìnhHere comes Honey Boo Boo. Dù nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh chương trình này, nhưng các bậc phụ huynh đều hứng thú vì cho rằng đây là cách họ đầu tư cho tương lai của con. Tất cả họ đều mong muốn con gái mình trở thành Honey Boo Boo (biệt danh của cô bé Alana Thompson).Sau khi tham gia Toddlers and Tiaras, Alana được công ty sản xuất TLC làm riêng một chương trình Here comes Honey Boo Boo, kể về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của cô bé.Mùa đầu tiên ra mắt vào 2012 (khi đó Alana vừa 6 tuổi) thu hút trung bình 2,2 triệu người xem mỗi tập. Đây là một trong những chương trình có rating cao nhất của TLC. Gây ra nhiều tranh cãi vì khai thác sâu vào đời tư của con trẻ, tuy nhiên chương trình kéo dàu đến 4 mùa, gồm 52 tập phát sóng từ và chỉ ngừng lại vào năm 2014 khi mẹ của Alana vướng vào một cuộc kiện tụng.Tương tự tại Pháp, 2 cuộc thi Mini Miss và Graines de Miss, được tổ chức hàng năm với số lượng thí sinh từ 6 đến 13 tuổi ở các thành phố khác nhau trong cả nước.Dù không diễn ra thường xuyên, và cũng không đua tranh căng thẳng so với các cuộc thi tương tự ở Mỹ, nhưng chương trình này cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.Năm 2013, Thượng viện Pháp thông qua việc ngưng tổ chức các cuộc thi sắc đẹp cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi để tránh việc lạm dụng hình ảnh của trẻ vị thành niên.Lên án và cấm cửaMới đây, Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc đưa ra lệnh cấm phát sóng chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế? (17/4).Hãng tin Tân Hoa xã trích văn bản của Tổng Cục điện ảnh nêu rõ “cần tăng cường hơn nữa quản lý các chương trình không có giá trị tích cực”. Cơ quan này nhận định, việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.Trên thực tế, trẻ em ngày nay đang trở thành đối tượng để các chương trình truyền hình khai thác ở mọi khía cạnh. Từ những cuộc thi ca nhạc, tạp kỹ đến những góc máy quay cận cảnh đời thường trở thành mối quan tâm đặc biệt của công chúng.Không phủ nhận sạch trơn những khía cạnh tích cực, nhưng các chương trình truyền hình thực tế cho trẻ nhỏ có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Sự nổi tiếng đầy hào nhoáng đi kèm với những thất vọng, chứng trầm cảm thực sự đã diễn ra ở những thí sinh nhí chiến thắng cũng như thất bại.Không phải đợi đến khi chương trinh Bố ơi, mình đi đâu thế bị “cấm cửa” tại Trung Quốc, nhiều người mới quan tâm đến vấn đề trẻ em bị truyền hình thực tế “xay vụn”. Hàng loạt bài báo của nước ngoài đã đặt những tiêu đề như "Truyền hình thực tế an toàn cho trẻ nhỏ?", "Truyền hình thực tế đang vắt kiệt trẻ em? Chương trình Bố ơi mình đi đâu thế? bị cấm phát sóng ở Trung Quốc. Trang CBSnews từng có bài viết tiêu đề "Truyền hình thực tế đang khai thác trẻ em?" xuất bản ngày 2/6/2009. Bài báo tập trung vào trường hợp Jon and Kate Plus 8. Bài viết chỉ ra rằng chương trình đang gây hại cũng như khiến cho những đứa trẻ không có cuộc sống bình thường trước lúc trưởng thành.Một nhận định khác về truyền hình thực tế đang được lưu tâm đó là một thể loại chương trình mang tính cạnh tranh cao, khai thác cảm xúc của cả thí sinh lẫn khán giả trong việc theo đuổi xếp hạng và doanh thu. Công thức này sẽ càng gặp nhiều rủi ro hơn khi trẻ em là đối tượng của những cuộc thi.Công chúng cần phải tỉnh táoNhiều chuyên gia nhận định việc xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế gây tác động không tốt cho trẻ em. Jennifer Jones, tác giả của The Three P's of Parenting nói "Đưa trẻ em đặt dưới ánh đèn sân khấu của truyền hình là phạm tội. Nó vượt xa cả việc khai thác trẻ em trên sóng truyền hình".Không giống như chiến dịch "không trẻ em" trong các bức hình của những tay săn ảnh - được hỗ trở bởi minh tinh Kristen Bell và những người nổi tiếng khác, các chương trình truyền dành cho trẻ em chưa được xiết chặt đúng mức.Jersey Shore, một trong những người nổi tiếng từ chương trình dành cho trẻ em nói: "Tôi muốn những đứa trẻ của mình lớn lên một cách bình thường nhất có thể. Tôi không muốn chúng không có trải nghiệm về việc một chiếc camera chĩa vào mặt của chúng".Rất nhiều tiếng nói đồng thuận về sự cần thiết của pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các chương trình trên tivi. "Công chúng Mỹ đang mắc môt sai lầm vô cùng lớn" - Jon Gosselin, ngôi sao nổi tiếng cùng với vợ và con mình trong Jon & Kate Plus 8 nói "Họ khao khát xem các chương trình thực tế".Gosselin hiện chủ trương cho pháp luật mạnh bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em vào chương trình thực tế. Bên cạnh đó, một vài người nổi tiếng từng trải qua thời niên thiếu trong mắt của công chúng có cảm giác mạnh mẽ và muốn con mình không dính líu đến điều này.

Vòng xoáy game showMỹ là nước đứng đầu thế giới về các chương trình truyền hình cho trẻ em. Các cuộc thi ca nhạc, nấu nướng, sắc đẹp… đều có sự góp mặt của những thí sinh nhí. Đặc biệt, ngành công nghiệp tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trẻ em. Chương trình Toddlers and Tiaras (Các bé gái và vương miện) kể về chuyến hành trình tham gia các cuộc thi nhan sắc dành cho trẻ em 2 tháng – 6 tuổi. Cuộc chiến để giành giật chiếc vượng miện được đánh giá khốc liệt không kém các đấu trường nhan sắc khác của người lớn.Để giành chiến thắng, các thí sinh gần như bị “ép non”, không chỉ được làm đẹp với tóc giả, mỹ phẩm, mà còn phải tiêm botox để tạo hình, tập thể dục để giữ dáng và kéo dài đôi chân.Ở tuổi ăn tuổi lớn, nhưng em  chỉ ăn chủ yếu rau, trái cây, hạn chế tối đa các chất đạm và béo để có làn da mọng nước cùng vóc dáng mảnh mai của một hoa hậu. Ngoài ra để “hoàn thiện” các kỹ năng, thí sinh còn tập đàn piano, học hát, múa và đọc rất nhiều sách để chuẩn bị cho những phần thi phỏng vấn. Trẻ em xuất hiện trong chương trìnhHere comes Honey Boo Boo. Dù nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh chương trình này, nhưng các bậc phụ huynh đều hứng thú vì cho rằng đây là cách họ đầu tư cho tương lai của con. Tất cả họ đều mong muốn con gái mình trở thành Honey Boo Boo (biệt danh của cô bé Alana Thompson).Sau khi tham gia Toddlers and Tiaras, Alana được công ty sản xuất TLC làm riêng một chương trình Here comes Honey Boo Boo, kể về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của cô bé.Mùa đầu tiên ra mắt vào 2012 (khi đó Alana vừa 6 tuổi) thu hút trung bình 2,2 triệu người xem mỗi tập. Đây là một trong những chương trình có rating cao nhất của TLC. Gây ra nhiều tranh cãi vì khai thác sâu vào đời tư của con trẻ, tuy nhiên chương trình kéo dàu đến 4 mùa, gồm 52 tập phát sóng từ và chỉ ngừng lại vào năm 2014 khi mẹ của Alana vướng vào một cuộc kiện tụng.Tương tự tại Pháp, 2 cuộc thi Mini Miss và Graines de Miss, được tổ chức hàng năm với số lượng thí sinh từ 6 đến 13 tuổi ở các thành phố khác nhau trong cả nước.Dù không diễn ra thường xuyên, và cũng không đua tranh căng thẳng so với các cuộc thi tương tự ở Mỹ, nhưng chương trình này cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.Năm 2013, Thượng viện Pháp thông qua việc ngưng tổ chức các cuộc thi sắc đẹp cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi để tránh việc lạm dụng hình ảnh của trẻ vị thành niên.Lên án và cấm cửaMới đây, Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc đưa ra lệnh cấm phát sóng chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế? (17/4).Hãng tin Tân Hoa xã trích văn bản của Tổng Cục điện ảnh nêu rõ “cần tăng cường hơn nữa quản lý các chương trình không có giá trị tích cực”. Cơ quan này nhận định, việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.Trên thực tế, trẻ em ngày nay đang trở thành đối tượng để các chương trình truyền hình khai thác ở mọi khía cạnh. Từ những cuộc thi ca nhạc, tạp kỹ đến những góc máy quay cận cảnh đời thường trở thành mối quan tâm đặc biệt của công chúng.Không phủ nhận sạch trơn những khía cạnh tích cực, nhưng các chương trình truyền hình thực tế cho trẻ nhỏ có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Sự nổi tiếng đầy hào nhoáng đi kèm với những thất vọng, chứng trầm cảm thực sự đã diễn ra ở những thí sinh nhí chiến thắng cũng như thất bại.Không phải đợi đến khi chương trinh Bố ơi, mình đi đâu thế bị “cấm cửa” tại Trung Quốc, nhiều người mới quan tâm đến vấn đề trẻ em bị truyền hình thực tế “xay vụn”. Hàng loạt bài báo của nước ngoài đã đặt những tiêu đề như "Truyền hình thực tế an toàn cho trẻ nhỏ?", "Truyền hình thực tế đang vắt kiệt trẻ em? Chương trình Bố ơi mình đi đâu thế? bị cấm phát sóng ở Trung Quốc. Trang CBSnews từng có bài viết tiêu đề "Truyền hình thực tế đang khai thác trẻ em?" xuất bản ngày 2/6/2009. Bài báo tập trung vào trường hợp Jon and Kate Plus 8. Bài viết chỉ ra rằng chương trình đang gây hại cũng như khiến cho những đứa trẻ không có cuộc sống bình thường trước lúc trưởng thành.Một nhận định khác về truyền hình thực tế đang được lưu tâm đó là một thể loại chương trình mang tính cạnh tranh cao, khai thác cảm xúc của cả thí sinh lẫn khán giả trong việc theo đuổi xếp hạng và doanh thu. Công thức này sẽ càng gặp nhiều rủi ro hơn khi trẻ em là đối tượng của những cuộc thi.Công chúng cần phải tỉnh táoNhiều chuyên gia nhận định việc xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế gây tác động không tốt cho trẻ em. Jennifer Jones, tác giả của The Three P's of Parenting nói "Đưa trẻ em đặt dưới ánh đèn sân khấu của truyền hình là phạm tội. Nó vượt xa cả việc khai thác trẻ em trên sóng truyền hình".Không giống như chiến dịch "không trẻ em" trong các bức hình của những tay săn ảnh - được hỗ trở bởi minh tinh Kristen Bell và những người nổi tiếng khác, các chương trình truyền dành cho trẻ em chưa được xiết chặt đúng mức.Jersey Shore, một trong những người nổi tiếng từ chương trình dành cho trẻ em nói: "Tôi muốn những đứa trẻ của mình lớn lên một cách bình thường nhất có thể. Tôi không muốn chúng không có trải nghiệm về việc một chiếc camera chĩa vào mặt của chúng".Rất nhiều tiếng nói đồng thuận về sự cần thiết của pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các chương trình trên tivi. "Công chúng Mỹ đang mắc môt sai lầm vô cùng lớn" - Jon Gosselin, ngôi sao nổi tiếng cùng với vợ và con mình trong Jon & Kate Plus 8 nói "Họ khao khát xem các chương trình thực tế".Gosselin hiện chủ trương cho pháp luật mạnh bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em vào chương trình thực tế. Bên cạnh đó, một vài người nổi tiếng từng trải qua thời niên thiếu trong mắt của công chúng có cảm giác mạnh mẽ và muốn con mình không dính líu đến điều này.

Theo Phan Chung - Phương Giang/Zing.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm