Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trò chơi dân gian đang bị lãng quên

Thứ hai, 22/08/2011 - 19:34

(Thanh tra) - Văn hóa Việt Nam cũng từng có rất nhiều trò chơi, đồ chơi dân gian, nhưng nét văn hóa độc đáo này lại đang dần bị mai một. Nhảy sạp, đánh đu, thả diều sáo… chỉ còn được tái hiện một cách “sân khấu” trong các dịp liên hoan, lễ hội…; những trò chơi như ô ăn quan, rồng rắn lên mây, chơi chuyền… chỉ còn hiện diện đối với một bộ phận nhỏ trẻ em ở nông thôn, hoặc những gia đình khó khăn không có điều kiện giải trí khác. Nhưng thậm chí ở nông thôn, các em có điều kiện cũng không còn hứng thú với những trò chơi đó.

Trẻ em ngày nay không còn thích những trò chơi dân gian là do sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí hiện đại như phim ảnh, internet, games... Ngoài ra, các em không còn nhiều khoảng không gian sinh hoạt chung với nhau vì mỗi nhà đều “kín cổng cao tường”, sân chơi trường học thì bị thu hẹp do đô thị hóa; hay do không còn thời gian vì phải theo những lịch học hè, học thêm dày đặc... Nhưng bên cạnh đó, cũng cần nói thêm là những bậc phụ huynh ngày nay đã không còn hướng con trẻ đến những điều thú vị, bổ ích mà những trò chơi truyền thống mang lại cũng như không tạo điều kiện để chúng có thể tham gia những trò chơi đó.

Những nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, một năm tổ chức đôi ba lần liên hoan, họp mặt, vài trò chơi như kéo co, đập niêu… cũng chưa đủ sức làm sống lại nét văn hóa cổ truyền này. Một vài trường cũng đưa một số trò chơi dân gian vào trường học nhưng chỉ là con số ít. Cái chính là đưa được sự hứng thú, nhận thức về sự bổ ích của những trò chơi đó vào tâm hồn của trẻ hiện nay thì vẫn còn đang là một câu hỏi chưa có lời giải.

“Trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng - PGS.TS Dân tộc học Nguyễn Văn Huy.”

Thực tế, những trò chơi dân gian Việt Nam khá đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Trò chơi dân gian ở nước ta có đặc điểm là dễ chơi, giàu tính trí tuệ, và không tốn kém. Nhiều trò có khả năng phát triển tư duy, rèn luyện khéo tay, nhanh mắt rất hiệu quả như ô ăn quan, chơi chuyền…

Ngoài ra, việc chơi còn kết hợp với việc rèn luyện thể lực, sự dẻo dai và tính tập thể, kỷ luật, ứng phó nhanh trong các trò kéo co, rồng rắn lên mây… Song song với trò chơi dân gian là những món đồ chơi như tò he, diều giấy, cào cào lá tre, lồng đèn nan tre cũng đang mất đi trong đời sống của trẻ em ngày nay.

Thế nhưng, những món quà trẻ con truyền thống này lại là một trong những sản phẩm du lịch thu hút du khách nước ngoài nhất. Hiện nay, nhiều công ty du lịch đã lồng ghép các trò chơi dân gian vào những tour du lịch nhằm rèn luyện sự dẻo dai, thể lực, tính đoàn kết… cho những tập thể có nhu cầu gọi là team building, là một trong những loại hình du lịch đầy triển vọng. Do đó, có thể thấy, không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ em mà đây còn là một “tài nguyên” cho phát triển du lịch văn hóa, team building.

Để có thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa này thì gia đình, nhà trường và xã hội nên tổ chức, phổ biến để các em được tiếp cận, vui chơi những trò chơi dân gian nhiều hơn. Bởi đây không chỉ là phương thức giải trí lành mạnh cho trẻ em mà còn là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc.

   Phương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm