Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thờ Mẫu-tín ngưỡng dân gian thuần Việt

Thứ hai, 14/04/2014 - 11:02

(Thanh tra) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) vừa chính thức xin phép Chính phủ làm các thủ tục cần thiết đối với hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt"được gửi tới UNESCO.

Giá đồng tại Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội. Ảnh: Trà Vân

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Trong dân gian, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành - đó là Đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Giá đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: Trà Vân

Vấn đề Nghi lễ Chầu văn, hay còn gọi là hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu nay với tên gọi chính thức “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi tín ngưỡng đang được đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. 

GS.TSKH Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho biết, đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ; hai là đạo Mẫu mang cho con người sống ở trên đời này ba điều: Phúc - Lộc - Thọ. Đó là những ước muốn vĩnh hằng của con người. Ba là, đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Điều này thể hiện rất rõ qua việc hầu hết khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch sử có công với dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như Đức Thánh Trần trong đạo Mẫu chính là Trần Hưng Đạo. Bốn là, đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa. 

“Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam. Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, ngay từ rất sớm, người Việt Nam đã ý thức được vấn đề hòa nhập văn hóa. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi”, GS Ngô Đức Thịnh khẳng định.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm