Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thơ chế, truyện chế, cách giải trí nguy hiểm

Thứ ba, 09/08/2011 - 07:58

(Thanh tra) - Sẽ không khó để tìm thấy những bài nhạc chế, thơ, truyện chế trên internet. Chúng không còn là hình thức gây cười, giải trí đơn thuần, mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học tập, nhận thức, tiếp nhận các giá trị văn hoá, đạo đức của một số thanh thiếu niên hiện nay.

Trước kia, nhạc chế, thơ chế chỉ là một phương thức nhại theo nền nhạc hay giọng thơ của những tác phẩm nổi tiếng nhằm mục đích chính là châm biếm những tiêu cực của xã hội, đời sống. Đây là cách thức gây cười thường thấy trong các tiểu phẩm hài được trình diễn.

Ngày nay, truyện, thơ, nhạc chế xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là trên internet. Đa số là do một bộ phận giới trẻ tự đặt ra, truyền tai nhau hay đăng trên blog, các trang mạng xã hội...; lúc đầu là nhằm để giải trí, xả stress, nhưng càng về sau điều này này trở thành cách châm biếm, phê phán, xuyên tạc một số cá nhân, nhân vật, tổ chức. Có chủ ý xấu của người viết. Không dừng lại ở việc đăng trên các phương tiện giải trí, một số học sinh, sinh viên còn đưa cả những bài thơ chế đó vào các bài thi, bài kiểm tra để “gây scandal”.

Nếu như đạo nhạc, đạo văn, hay đạo thơ bị dư luận phản ứng khá gay gắt; thì chế cũng là một hình thức ăn cắp ý tưởng của người khác biến thành của mình, lại được dễ dàng chấp nhận và bắt chước. Trong khi nhạc chế có nhiều ảnh hưởng về phương diện nghệ thuật, thẩm mỹ thì truyện chế, thơ chế còn có tác động lớn đến giáo dục, lối sống. Những câu ca dao, tục ngữ mang tính giáo dục từ lâu như: “Không thầy đố mày làm nên” lại trở thành “Không mày đố thầy dạy ai”. Những bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan bị sửa đổi thành “Bước tới hàng game bóng xế tà/Người đông chen mất lối đi ra/Lom khom vài chú ngồi săn boss/Lác đác bên trong mấy lũ gà”. Thậm chí tác phẩm đồ sộ như Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du cũng bị nhại lại và sửa đổi theo kiểu Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng thành kẻ xấu và Mã Giám Sinh thành người tốt!

Không chỉ bắt chước âm điệu, kết cấu, nội dung của những tác phẩm này đã bị bóp méo, mất đi hoặc sai lệch hoàn toàn so với nguyên bản. Điều này đã phản ánh nhận thức méo mó của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Đó là chạy theo lối sống hưởng thụ, vật chất, trọng vẻ bề ngoài…

Do đó, việc tiếp xúc một lượng lớn những sản phẩm biến thể so với những kiến thức chính quy về văn hóa, đạo đức, phong tục, sử địa được học ở trường sẽ rất dễ làm sai lệch nhận thức của các em. Sau những bài nhạc chế, thơ chế hay truyện cổ tích chế có thể sẽ là những kiến thức lịch sử, địa lý bị bóp méo, xuyên tạc.

Theo kết quả những kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, đại học trong những năm gần đây, điểm thi của những môn như Văn, Lịch sử, Địa lý luôn thấp so với mặt bằng chung của những môn học khác. Điều này làm cho không ít người, kể cả những nhà quản lý giáo dục phải suy nghĩ.

Nhạc, thơ, truyện chế, rõ là giờ đây không còn là phương tiện giải trí đơn thuần của giới trẻ. Nó đã vô hình trung ăn sâu vào trí nhớ khiến cho nhiều học sinh đã không thể nhớ nổi tác phẩm nguyên tác, nói chi là cảm thụ chúng một cách đúng nghĩa. “Lúc vào phòng thi em không nhớ được bài thơ gốc dù đã học thuộc, mà chỉ nhớ lời những bài thơ chế mà em xem trên mạng”, N.T.N - một học sinh trung học nói.

Đã từng có nhiều hội thảo, diễn đàn, với mục đích nhằm lý giải hiện tượng này, để tìm phương pháp tiếp cận mới trong cách dạy và học. Tất cả những nỗ lực ấy dường như cũng chỉ dừng lại ở một kết quả thấp hơn mong đợi. Bởi, vẫn còn đó một hiện tượng xã hội tiêu cực đang song hành với những tác động ngược lại.

Việc nhận thức thế giới quan, nhân sinh quan thiếu định hướng trong bối cảnh xã hội như hiện nay sẽ rất dễ hình thành cho giới trẻ những giá trị đạo đức thiếu chuẩn mực. Khi những tác động từ nhạc, thơ, truyện chế hãy còn ở mức độ là hiện tượng, thì việc giành lại những giá trị đúng nghĩa của những tác phẩm nguyên tác trong nhận thức của giới trẻ chưa phải là quá khó. Tuy nhiên chỉ nỗ lực một phía từ các nhà quản lý giáo dục là chưa đủ, mà cần phải có sự quan tâm của nhiều ngành khác nữa như tâm lý xã hội, truyền thông,… Có vậy mới có thể hạn chế, ngăn chặn những tác hại xấu từ hiện tượng này.

Phương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm