Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/07/2012 - 09:00
Một số nhà nghiên cứu đang lo lắng việc cấp chứng chỉ hành nghề biểu diễn sắp tới có thể sẽ hạn chế hoạt động của các nghệ sĩ dân gian.
Cần có quy chế đặc biệt với những nghệ sĩ biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian - Ảnh: Quang Hưng
Hiện chưa rõ các nghệ sĩ biểu diễn dân gian sẽ được điều chỉnh ra sao trong quy chế cấp phép nghệ sĩ biểu diễn đang được Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo. Bản thân loại hình biểu diễn này cũng có một số vấn đề về mặt chất lượng văn hóa. Tuy nhiên, việc thẩm định chất lượng để cấp chứng chỉ hành nghề cho người biểu diễn có thể gây hậu quả đáng tiếc. “Tôi rất lo việc cấp thẻ hành nghề không khéo dẫn đến hạn chế biểu diễn dân gian. Trong khi nó lại là một di sản cần bảo tồn, nhân lên”, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan nói.
Trên thực tế, biểu diễn dân gian cũng có khi trở thành biểu diễn thương mại. Nó cũng có vấn đề khi nhiều nghệ sĩ biểu diễn không đúng với tinh thần văn hóa gốc của loại hình. Vì thế, nếu có đặt nghệ sĩ dân gian vào đối tượng điều chỉnh của việc cấp chứng chỉ hành nghề cũng không phải quá đáng. “Ta có thể thấy rõ nghệ sĩ hát văn trong các vấn hầu đồng cũng là một hình thức kinh doanh nghệ thuật. Trong đó, không phải ai cũng hát đúng, biểu diễn đúng tinh thần văn hóa của đạo Mẫu”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói.
Tuy nhiên, nếu đặt nghệ sĩ biểu diễn vào đối tượng cấp phép việc cũng rất rối. Bởi bên cạnh hát văn nhiều khi là biểu diễn thương mại, còn rất nhiều loại hình diễn xướng khác không biểu diễn thương mại, và cũng chẳng định kỳ. “Như vậy, liệu có thể coi đó là biểu diễn chuyên nghiệp, phải có thẻ hành nghề được hay không?”, ông Loan băn khoăn.
Một băn khoăn khác là liệu hội đồng nào có thể thẩm định được chất lượng nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian khi mỗi loại hình đều quá chuyên biệt. Với cách thức biểu diễn của từng loại hình quá khác nhau, nhà thẩm định buộc phải là nhà nghiên cứu sâu mới có thể phân định, đánh giá đúng. Chưa kể còn có những nghệ nhân mà tài năng trời phú cũng như khổ luyện đã đưa họ lên vị trí mà chính nhiều người thẩm định cũng phải ngưỡng mộ. Còn chính nghệ nhân, họ cũng chưa chắc có nhu cầu “bị thẩm định”, bởi có những người chỉ mời được họ xuất hiện thôi cũng đã là dấu son cho đời sống văn hóa.
Ứng xử như thế nào với những báu vật nhân văn sống ấy cũng là điều phải bàn. Họ có thể vài năm mới diễn một lần, nhưng mỗi buổi diễn là một lần giới thiệu văn hóa với thế giới. Mới đây, khán phòng Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội chật kín khách, trong buổi giới thiệu ca trù hát khuôn của nghệ nhân Kim Đức sau nhiều năm “ở ẩn”. Một niềm tự hào văn hóa Việt được giới thiệu với bạn bè không chỉ trong nước. “Ai dám thẩm định những tài năng trời phú ấy”, một nghệ sĩ lão thành nói.
Chưa kể, trong trường hợp đã có chứng chỉ hành nghề, thì chứng chỉ đó có quy định “ngành hẹp” mà nghệ nhân dân gian được biểu diễn không. Cũng lại trường hợp NSƯT Kim Đức - cụ được phong danh hiệu vì cống hiến hát chèo, tuy nhiên điều cụ trở thành báu vật nhân văn sống lại là ca trù. Cho tới giờ, giọng hát trong như hạc và tiếng phách trạng nguyên của cụ vẫn là danh bất hư truyền.
“Tôi rất hiểu sự khó khăn của Cục Nghệ thuật biểu diễn nếu phải quy định về điều này. Bởi thông thường, đối tượng quản lý của họ không phải nghệ thuật dân gian”, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan nói. “Tuy nhiên, nếu không được quy định thỏa đáng, việc biểu diễn dân gian có thể bị thu hẹp vì nghệ sĩ không có chứng chỉ hành nghề”.
Chính vì thế, ông Loan lưu ý rất nên phân biệt rõ thẻ hành nghề của nghệ nhân và thẻ hành nghề cho nghệ sĩ. Ông cũng cho rằng Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể nhờ Hội Văn nghệ dân gian “vợi” bớt khó khăn của mình khi giải quyết vấn đề chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ dân gian. “Hội Văn nghệ dân gian của GS Tô Ngọc Thanh đã điều tra và phong nhiều nghệ nhân dân gian trong nhiều năm qua. Toàn người giỏi cả. Bằng dân gian đó có thể dùng thay chứng chỉ được. Có thể nói, trong lúc Nhà nước chưa có bằng, thì Hội đã cấp rồi”, ông Loan nói.
(Theo TNO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý