Trường Sa ơi, ngày mai tàu cập bếnTa lại về phố thị thân thươngVòng tay ấm, bữa cơm sum họpVà riêng, chung bao chuyện vui buồnBiển dẫu yên mà lòng ta lại độngLắng tin xa những cơn bão chập chờnBỗng hiển hiện trang sử thời mở cõiMáu cha ông còn bầm đỏ hoàng hônÔm lính đảo yêu tin bao gương mặtTuổi đôi mươi lồng lộng biển trờiMắt trong vắt chưa một lần hò hẹnĐêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”Muốn ôm ghì bãi san hô - chiến lũyNhững pháo đài vươn sóng Bạch Đằng giangKhi Đá Lát, Sinh Tồn, Song TửLúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang…Trước Trường Sa thấy mình bé nhỏTựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơnNgắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tácTổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồnĐêm không ngủ Trường Sa, đêm trở gióGió hồng hoang ào ạt phía Hoàng SaBao xương máu đắp hình hài Tổ quốcẤp cờ đỏ lên tim mắt bỗng lệ nhòaBài thơ được tác giả Nguyễn Thế Kỷ viết trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa vào những ngày cuối tháng 4/2012. Tác giả Nguyễn Thế Kỷ (thứ 2 từ phải sang) thăm và tặng quà các chiến sĩ đảo Đá Lát. Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sảnQua tình cảm của anh, quần đảo thân thương của Tổ quốc hiện ra trước mắt chúng ta với những đảo chìm, đảo nổi với các địa danh: Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử, Tiên Nữ, An Bang… Những ai từng được đến Trường Sa, khi tận mắt nhìn những cột mốc biên giới nơi đây, mới thật sự cảm nhận được tình yêu của mình dành cho đất nước thiêng liêng đến nhường nào. Những cụm từ “Tổ quốc”, “biên giới”, giờ đây thật sự có ý nghĩa và xúc động. Cảm nhận về sự thiêng liêng của hai chữ Tổ quốc nơi đây, khiến cho mỗi người thêm tự hào về mảnh đất thiêng liêng mà ngàn đời cha ông gìn giữ và tiếp nối đến thế hệ trẻ ngày nay. "Biển dẫu yên mà lòng ta lại động/Lắng tin xa những cơn bão chập chờn/Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi/Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn".Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặtTuổi đôi mươi lồng lộng biển trờiMắt trong vắt chưa một lần hò hẹnĐêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”Đọc đến khổ thơ này, tôi thực sự xúc động khi nhớ đến hình ảnh một lính đảo Trường Sa trong một phóng sự ngắn phát trên bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam cách đây chưa lâu. Phóng sự kể về một người lính không về dự đám tang đứa con gái bé bỏng bị ung thư máu. Với bản lĩnh của người lính, anh tạm gác tình riêng để “chắc tay súng” canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Biên tập viên Diệp Anh, người thực hiện phóng sự đã không kìm được nước mắt khi trò chuyện cùng anh. Và, đây, trong bài thơ của Nguyễn Thế Kỷ, người lính xuất hiện với tuổi xuân căng tràn lồng ngực, chỉ mới mười chín, đôi mươi: Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn/Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”Những chiến sĩ ấy, với tuổi trẻ, với tình yêu đất nước đã vượt qua ngàn sóng gió, không quản hiểm nguy, đang đoàn kết từng ngày, từng giờ vững vàng tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tình cảm của họ luôn dành trọn cho đất nước, cho quê hương, cho những người thân yêu nơi quê nhà. Họ chính là những người đang viết tiếp "bài ca giữ đảo".Với “Thao thức Trường Sa”, tác giả đã giúp cho những ai chưa có dịp được đặt chân đến Trường Sa, cảm nhận được cuộc sống nơi đây, để có những cảm xúc chia sẻ, yêu thương cùng người lính đảo. Hình ảnh người lính đảo xuất hiện trong thơ anh luôn tràn đầy niềm tin và sức sống mãnh liệt. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, họ còn tích cực tham gia lao động sản xuất để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Theo lời kể của tác giả, chuyến đi Trường Sa đã để lại cho anh nhiều ấn tượng sâu sắc và anh viết bài thơ này trong đêm trước lúc xa đảo. Đó là cảm xúc sau bao ngày hành trình trên biển trào dâng và những vần thơ là lời nhắn gửi và niềm tin của những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Thời khắc xúc động dâng trào nhất là lúc phải chia tay Trường Sa. Bao nhiêu hình ảnh và tên gọi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử, Tiên Nữ, An Bang… cứ lưu luyến mãi như muốn giữ chân. Biết bao cảm xúc về Trường Sa lẫn lộn nhưng rồi "Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn/Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác/Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn".Và khi ấy, lòng người tự nhắn nhủ với mình rằng, hãy trở lại nới đây, hãy nói cho mọi người biết về cuộc sống, về vẻ đẹp kỳ thú của quần đảo này và lòng tự nhủ cần phải chung tay làm cho Trường Sa ngày càng vững vàng.Tất cả tình cảm của tác giả dồn nén vào khổ cuối bài thơ: "Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc/Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa/Giữa đảo xa lá cờ bạc sóng gió/Bỗng trong tôi mắt lệ dâng trào". Chia tay Trường Sa, lòng ngậm ngùi xao xuyến cùng niềm kiêu hãnh đan xen khi thấy lá cờ Tổ quốc giữa biển khơi tung bay trong nắng gió. Tàu lùi xa, hình ảnh Trường Sa còn đọng lại trong tâm trí của mỗi người dù chỉ mới lần đầu đến với đảo. Lòng thầm hứa, sẽ trở lại và thực hiện những điều mà Trường Sa nhắn gửi…Để rồi, "Ta lại về phố thị thân thương/Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp/Và riêng, chung bao chuyện vui buồn” thì hình ảnh Trường Sa vẫn còn mãi, vẫn day dứt trong tim. Ở nơi xa, thật xa giữa biển khơi sóng vỗ trập trùng luôn có những người lính trẻ đang canh giữ biển trời Tổ quốc.Điều đặc biệt của “Thao thức Trường Sa” là bài thơ không chỉ mang đến sự đồng cảm sâu sắc mà nó còn truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều người. Nhà báo Lê Đức Hùng đến Trường Sa lần đầu tiên vào năm 2006. Như bao người từng có may mắn được đặt chân đến Trường Sa, chuyến đi mang lại cho anh rất nhiều cảm xúc. Những cảm xúc ấy luôn được ghi sâu trong tâm trí. Vì thế, ngay khi được nghe tác giả Nguyễn Thế Kỷ đọc “Thao thức Trường Sa”, một lần nữa hình ảnh về Trường Sa, về những chiến sĩ hải quân lại hiện lên trong tâm trí anh và bài hát "Bâng khuâng Trường Sa" ra đời. Một ca khúc da diết, chất chứa tình cảm với những ngôn từ xúc động được truyền tải qua giọng ca trầm ấm của ca sĩ Y Jang Tuyn mang đến người nghe nhiều cảm nhận mới.Không chỉ truyền tải tình cảm, cảm hứng sáng tác cho những ai từng đến hay chưa từng đến với Trường Sa, “Thao thức Trường Sa” còn truyền cảm hứng cho những người đang trong cuộc hành trình thăm đảo Trường Sa. Được biết, ngay trong hành trình thăm đảo Trường Sa, khi được nghe tác giả Nguyễn Thế Kỷ trình bày bài thơ, nghệ sĩ Quang Khải (Nhà hát Cải lương Việt Nam) đã chuyển thể tác phẩm này thành một bài hát cải lương. Với bài cải lương này, nghệ sĩ Quang Khải mong muốn các chiến sĩ hải quân nói riêng và các thính giả nói chung có thể cảm nhận bài thơ theo một cách mới.Còn, với tác giả Nguyễn Thế Kỷ, việc bài thơ được chuyển thể sang một tác phẩm âm nhạc là một điều rất đặc biệt. Và, anh hy vọng, tác phẩm sẽ giúp lan tỏa tình yêu biển đảo quê hương đến nhiều người hơn nữa.Trà Vân