Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thách thức lớn đối với tỉnh nghèo Hà Giang

Thứ sáu, 28/01/2011 - 02:11

(Thanh tra)- Cùng với việc công nhận, cao nguyên đá Đồng Văn (diện tích khoảng 2.300km2 thuộc 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh của tỉnh Hà Giang) là thành viên chính thức vào cuối năm 2010, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) đồng thời khuyến cáo: Sau 4 năm, nếu Hà Giang không đáp ứng được các tiêu chí cam kết, sẽ rút lại danh hiệu CVĐCTC Đồng Văn. PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Đàm Văn Bông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang xung quanh sự kiện rất đáng mừng và cũng rất đáng… lo này.

Ông Đàm Văn Bông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

+ Mạng lưới CVĐCTC công nhận cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên chính thức, đem đến những cơ hội rất lớn cho tỉnh Hà Giang. Việc xây dựng hồ sơ xin gia nhập mạng lưới này dựa trên các tiêu chí nào, thưa ông?

- Có 5 tiêu chí cơ bản để chúng tôi dựa vào đó xây dựng hồ sơ. Tiêu chí đầu tiên xác định cao nguyên đá Đồng Văn là “di sản địa chất quý hiếm” nằm trong danh mục của Mạng lưới CVĐCTC. Tiêu chí về “địa hình địa mạo” là những vùng cảnh quan đá thiên nhiên đặc biệt, độc đáo, không giống bất cứ chỗ nào, ví dụ các bãi thú đá hoặc đỉnh vực và thung lũng Mã Pí Lèng. Tiếp đến là các tiêu chí về “đa dạng sinh học” và “đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc” quần tụ ngàn đời trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Trong hồ sơ trình Mạng lưới CVĐCTC và UNESCO, chúng tôi cũng thể hiện vai trò của người dân tham gia vào quá trình khai thác, bảo tồn CVĐCTC Đồng Văn với tư cách người chủ.

+ Có tiêu chí về xóa đói giảm nghèo không, thưa ông?

- Đương nhiên đó là mục tiêu của chương trình này khi chúng ta gắn được thương hiệu CVĐCTC Đồng Văn với phát triển kinh tế - xã hội. Thương hiệu CVĐCTC Đồng Văn chính là sức hút… Cao nguyên đá Đồng Văn đẹp và nổi tiếng từ lâu nhưng vì không có thương hiệu nên người ta không biết đấy là đâu cả. Giờ đã mang thương hiệu CVĐCTC Đồng Văn rồi thì cả thế giới đều biết và nó cũng là một trong các di sản quốc gia. Tất cả những yếu tố trên là lợi thế, động lực giúp thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Hà Giang.

+ Sau 4 năm, nếu Hà Giang không thực hiện đầy đủ các tiêu chí hoặc “lỡ” để xảy ra sơ sxuất trong quá trình khai thác, Mạng lưới CVĐCTC sẽ rút lại thương hiệu đã trao. Các ông đã đề ra lộ trình khai thác di sản này thế nào?

- Trong lộ trình khai thác, chúng tôi xác định rất rõ, khai thác phải gắn liền với bảo tồn một cách hợp lý, đặc biệt là phải bảo đảm môi trường và văn hóa truyền thống, bảo đảm bản sắc văn hóa không bị mai một, đa dạng sinh học không bị phá vỡ.

Trong năm 2011 này, chúng tôi buộc phải hoàn thành quy hoạch tổng thể 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh. Gắn với đó là các quy hoạch chi tiết. Trước đây 4 huyện này đã có quy hoạch rồi nhưng là quy hoạch đơn thuần về kinh tế - xã hội, tức là về mục tiêu tăng trưởng. Ở đây quy hoạch phải gắn, phải điều chỉnh phù hợp với tiêu chí của CVĐCTC Đồng Văn. Ví dụ, có những con đường trước đây đã quy hoạch rồi nhưng bây giờ phải được điều chỉnh theo quy hoạch mới nếu không sẽ phá vỡ toàn bộ tổng quan. Kiến trúc cũng phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Trước đây chúng ta chỉ cần làm cái nhà cái cửa cho người dân sao cho chắc và bền. Bây giờ làm cái nhà nhỏ cũng phải mang dấu ấn kiến trúc đặc thù của địa bàn, địa phương.

Hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch phù hợp.

Trung tâm của lộ trình khai thác, bảo vệ thương hiệu CVĐCTC Đồng Văn chính là nhận thức của người dân. Chúng tôi đã đã xây dựng một chương trình giáo dục nhận thức cộng đồng, gắn lợi ích của người dân. Người dân phải ý thức được giá trị di sản rất đặc thù và rất đặc biệt có tuổi đời 600 triệu năm mà họ đang sinh sống, canh tác trên đó, đừng tiếp diễn thói quen thấy bất cứ mỏm đá sắc nhọn nào cũng đập đem về làm hàng rào. Nếu người dân không biết di sản cao nguyên đá  quý giá như thế nào, không tham gia bảo vệ thì sẽ mất đi, không bao giờ tái tạo lại được…

Vấn đề quan trọng nữa mà chúng tôi cố gắng thực hiện là không để cho người dân bị thương mại hóa trong quá trình hội nhập, đón khách du lịch. Đây cũng là nội dung được chúng tôi triển khai ngay khi lập hồ sơ trình Mạng lưới CVĐCTC và UNESCO.

+ 4 năm không phải là thời gian đủ cho người dân sống trên cao nguyên đá nhận thức về giá trị di sản mà từ bỏ thói quen lạc hậu. Người dân vẫn cần nhất cái ăn cái mặc trước mắt và vì điều đó, khó ngăn họ phá chỗ này chỗ khác để canh tác?


- Cách quản lý buộc phải thay đổi nếu không sẽ không đáp ứng được tiêu chí đã cam kết. Thay đổi sớm nhất phải xuất phát từ các cấp chính quyền của Hà Giang vì nó sẽ tác động ngay đến nhận thức của người dân về lợi ích lâu dài.

Tất nhiên, chúng ta vẫn phải giúp đỡ người dân, hướng dẫn họ canh tác, không để địa hình địa mạo bị biến dạng. Cùng với đó là khuyến khích dân tham gia các chương trình dự án đã và đang thực hiện hiệu quả ở địa phương chẳng hạn như trồng rừng, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nước sinh hoạt. Hiện người dân chỉ có mức nước sinh hoạt 30 lít/người/ngày. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là phải đạt 50 - 100 lít/người/ngày trong 2 - 3 năm tới. Hà Giang đang tập trung xây dựng hàng trăm hồ lớn, nhỏ vừa cấp nước cho dân, vừa tạo cảnh quan núi hồ ngọt, tạo ra hệ sinh thái mới… Dân có gạo ăn, có nước sinh hoạt đủ dùng sẽ bớt tàn phá môi sinh hay phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

+ Thu nhập bình quân của Hà Giang sẽ tăng bao nhiêu trong 4 năm tới?


- Hiện nay, thu nhập bình quân cả tỉnh khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Thương hiệu CVĐCTC Đồng Văn góp phần giúp GDP của Hà Giang tăng nhanh. Chúng tôi có thể tự tin nói rằng, thu nhập bình quân của Hà Giang từ 8 - 10 triệu đồng/người/năm trong 5 năm tới là rất khả thi.


*Xin cảm ơn ông!


Thanh Tùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm